TỐI ƯU HÓA NĂNG LỰC CFO

Trong bộ máy quản lý tổ chức, giám đốc tài chính (CFO) là một vị trí rất quan trọng. Vì đây là người chuyên phụ trách những hoạt động như nghiên cứu, phân tích, lập kế hoạch, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế. Thêm nữa, CFO cũng cho những dự báo và cảnh báo mang tính rủi ro thông qua dữ liệu tài chính để giúp mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp.

Đặc biệt, chức vụ CFO là một vị trí bàn đạp tuyệt vời cho chiếc ghế giám đốc điều hành (CEO). Theo kết quả báo cáo nghiên cứu gần đây cho thấy, đa phần các nhà đầu tư thích một lãnh đạo điều hành vốn xuất thân là cựu giám đốc tài chính. Twitter và GrubHub là hai ví dụ điển hình cho việc một CFO có thể đảm nhận vai trò của CEO trong bộ máy điều hành.

Dưới đây là các yếu tố quan trọng giúp giám đốc tài chính có thể tối ưu hóa giá trị của mình trong hiện tại và cả tương lai.

1. Phải có kinh nghiệm quản lý tài chính thực tế

Trong môi trường doanh nghiệp, có thể chuyển giao mô hình vận hành tài chính nhưng lại không thể khởi động được nếu người đó không có năng lực chuyên môn này. Mỗi quyết định từ CFO hay CEO ít nhiều ảnh hưởng đến tình hình kinh tế doanh nghiệp, do đó các giám đốc tài chính phải thông rõ quyền hạn cũng như biết rõ giá trị trách nhiệm vai trò của mình.

2. Ứng dụng những phương pháp quản lý mới

Công việc của một CFO thường rất nhiều, nếu không biết sắp xếp, phân bổ và trao quyền cho cấp dưới rất dễ bị mất kiểm soát. Hơn nữa trong thời đại 4.0, việc tìm kiếm đối tác, tìm nhà đầu tư cần phải thực hiện hiệu quả hơn thông qua nhiều kênh, nhiều cách thức tiếp cận mới, việc này đòi hỏi CFO phải luôn tập trung sáng tạo, luôn trau dồi để theo kịp tốc độ kinh tế thị trường.

 

 

3. Tạo quy trình và thủ tục hoạt động

Từ một công ty khởi nghiệp muốn phát triển trở thành doanh nghiệp bền vững thì cần quy trình hoạt động chặt chẽ từ những khâu nhỏ nhất. Ví dụ trong bộ máy điều hành, giám đốc nhân sự và giám đốc tài chính nên cùng nhau quyết định chiến lược về việc phân bổ nguồn đầu tư cho đào tạo, bao gồm cả chi phí và đối tượng đầu tư, vì CFO là người quyết định chi ngân sách cho tiền thưởng và tăng lương.

4. Hãy là một cố vấn đáng tin cậy

Một CFO giỏi hay CEO giỏi chưa hẳn sẽ tạo nên một tổ chức mạnh, đừng xem họ là nguồn gốc của kiến thức hay phương hướng quản lý cho toàn bộ doanh nghiệp. Do đó, việc trao đổi cũng như thảo luận góp ý giữa các giám đốc trong bộ C và chủ doanh nghiệp sẽ mang lại cái nhìn tổng quát và xác thực nhất.

5. Kiểm soát nội bộ

Tương tự như điều 2, một CFO thông minh và hiệu quả chính là người có khả năng quản lý và kiểm soát tình hình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp, thông qua chính những cộng sự trong đội ngũ mình. Hơn nữa, việc hướng dẫn truyền đạt cho cấp dưới để giúp nhau hoàn thiện mục tiêu nhanh hơn cũng cần được chú ý.

6. Có kinh nghiệm và kiến thức đa ngành

Với tình hình thị trường ngày càng cạnh tranh quyết liệt như hiện nay thì vai trò của giám đốc tài chính trong doanh nghiệp càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Ngoài những kiến thức chuyên môn cần có thì những kiến thức bổ trợ cũng cần phải biết để có thể tối ưu hóa năng lực quản lý của mình. Sở hữu một CFO giỏi có nghĩa là doanh nghiệp đó đã sở hữu một tướng lĩnh thị trường giỏi và nắm giữ “biên cương” vững chắc.

 

 

7. Thể hiện niềm đam mê, trách nhiệm và đạo đức nghề

Để trở thành người lãnh đạo tài chính chuyên nghiệp, cần phải trải qua một thời gian dài được rèn luyện những phẩm chất cần có và học tập kinh nghiệm từ những người đi trước. Bên cạnh đó, ngoài những yếu tố về sự tự tin, khả năng thuyết phục, giao tiếp tốt thì câu hỏi lớn được đặt ra là liệu yếu tố quan trọng hơn hết có phải là niềm đam mê? Một lãnh đạo có niềm đam mê nghề cũng như có trách nhiệm sẽ là bước đệm chắc chắn tạo ra một giám đốc vừa đủ “tầm” và vừa có “tâm”.

8. Khả năng xây dựng tương lai

Các giám đốc tài chính có khả năng nhìn xa có thể suy đoán những điều chưa biết, vận dụng tổng hợp các nhân tố thực, con số, cơ hội, thậm chí cả rủi ro... để xây dựng sự nghiệp. Họ sẽ không bị cám dỗ bởi những lợi ích nhỏ trứơc mắt, không sợ hãi với những khó khăn tạm thời mà trong lòng luôn duy trì một mục tiêu dài hạn.

Ngày nay, các chiến lược quản lý rủi ro kinh doanh đã phát triển rất mạnh mẽ và ngày càng phức tạp hơn. Liệu một CFO cần phải phòng hộ những gì trước các dao động bất thường của chi phí đầu vào? Hay nên làm gì để bảo vệ sự biến động của tỷ giá? Đó là những vấn đề mà các nhà quản trị tài chính của các tập đoàn đa quốc gia cần phải giải quyết. Nếu các giám đốc tài chính thông thạo các mô hình, kỹ thuật và am hiểu về các chứng khoán phái sinh để quản lý rủi ro thì sẽ giải quyết được những khó khăn đó, đem lại kết quả cao.

Theo Entrepreneur

 

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH

Chief Financial Officer (CFO)

Nâng tầm quản trị tài chính của CFO trong thời kỳ mới

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 319