Theo nghiên cứu từ Harvard Business Review, sự tự tin sẽ giúp các CEO nhân đôi cơ hội được tuyển dụng, nhưng nó lại không hề ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành công việc của họ. Theo đó, một CEO giỏi là người có khả năng thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và đưa ra được những quyết định được đồng nghiệp và nhân viên tôn trọng, tin tưởng. Để thực hiện và duy trì được điều này, các CEO cần phải xây dựng 5 năng lực quan trọng sau đây.
Tầm nhìn xa
Một CEO sở hữu tầm nhìn xa đồng nghĩa rằng họ phải có tư duy phản biện khi đề cập đến các kế hoạch và khả năng trong tương lai. Nó được xem là một kỹ năng quan trọng và hữu ích dành cho các CEO trong công việc lẫn cuộc sống.
Hơn thế nữa, CEO thường là người chịu trách nhiệm về các hoạt động có nguồn ngân sách lớn, làm việc với nhà đầu tư cũng như các hoạt động kinh doanh cùng một lúc nhưng vẫn phải đảm bảo được công ty sẽ phát triển đúng hướng. Chính vì thế, sở hữu tầm nhìn xa sẽ giúp bạn phán đoán và sẵn sàng kế hoạch cho những gì có thể xảy ra trong vài tháng hoặc vài năm tới.
Thích ứng
Blockbuster là một ví dụ điển hình về sự lụi tàn của một doanh nghiệp quốc tế đang phát triển nhanh chóng, trị giá hàng tỉ USD đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào năm 2010. Nguyên nhân đến từ việc Ban lãnh đạo của công ty không thể thích ứng kịp và không bao giờ điều chỉnh các phương pháp kinh doanh đã thiết lập của mình. Có thể thấy, nhu cầu thị trường không bao giờ đứng im, chính vì thế, một CEO có thể chuẩn bị và thích ứng tốt với sự thay đổi sẽ giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.
Một CEO giỏi là người có khả năng thực hiện các nhiệm vụ quan trọng và đưa ra được những quyết định được đồng nghiệp và nhân viên tôn trọng, tin tưởng.
Sự tin cậy
Mọi nhân viên ở mọi cấp bậc đều mong muốn được đồng nghiệp và cấp trên của mình tin tưởng. Và con người chỉ hoàn toàn được tin cậy khi họ thực hiện đúng lời hứa của mình. Và CEO cũng thế. Tuy nhiên, sẽ có những lúc, các CEO đưa ra những lời hứa mà họ không thể thực hiện hoặc những quyết định sai lầm dẫn đến sự thất vọng của bộ phận nhân viên. Đó là lý do tại sao CEO cần phải luôn cố gắng để trở nên đáng tin cậy.
Làm việc nhóm
Làm việc độc lập thường là thói quen của người có xu hướng xem trọng quyền lực, không tin tưởng người khác và luôn muốn tự mình đưa ra quyết định. Tuy nhiên, đối với một CEO thông minh, họ luôn cần các thành viên trong C-suits và đội ngũ của mình cùng đóng góp ý kiến nhằm xây dựng chiến lược đột phá và thực thi thành công nhất.
Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm việc chủ động lắng nghe, đặt ra những câu hỏi phù hợp và yêu cầu sự phản hồi, đồng thời giao việc hiệu quả cho đồng nghiệp và nhân viên. Chuyên gia nhân sự Hung Lee đã chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn về những thử thách của một CEO rằng: “Tất cả chúng ta đều phải tương tác với người khác trong công việc của mình và chúng ta cần tin tưởng họ ở một mức độ nhất định nhằm giao việc hiệu quả”.
Có nguyên tắc sống đúng đắn
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, có nguyên tắc sống đúng đắn với mọi người là điều mà các CEO hiệu quả cần có. Bên cạnh những công việc trên giấy tờ, các CEO đều phải xây dựng mối quan hệ với cổ đông, nhà đầu tư, nhân viên và công chúng. Bạn sẽ dễ dàng khiến người khác tin tưởng hơn nếu thể hiện được sự lịch sự và quan tâm đến họ.
Có nguyên tắc sống đúng đắn không chỉ là thể hiện bản thân là người tốt, mà CEO còn phải thể hiện năng lực giải quyết vấn đề bằng sự thấu hiểu và lòng trắc ẩn.
Nguồn: resources.workable
Chương trình đào tạo
Lời giải cho bài toán “quốc tế hóa trình độ”
nguồn nhân lực quản lý và lãnh đạo ở Việt Nam
Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây
Benjamin Franklin từng nói: “Hãy coi chừng những khoản chi phí nhỏ. Một rò rỉ nhỏ...
Xem tiếp »Làm thế nào để "be the customer"? Tất cả chúng ta đều biết về sức mạnh của các...
Xem tiếp »Các nhà lãnh đạo, đặc biệt là CEO, là người nắm giữ vai trò chủ chốt trong...
Xem tiếp »CPO là người quản lý sản phẩm cấp cao nhất và định hướng phát triển sản phẩm kết hợp với nhu cầu khách hàng...
Xem tiếp »Các chương trình đào tạo nội bộ không chỉ gia tăng “sức mạnh” cho công ty, mà còn...
Xem tiếp »Trong bối cảnh kinh tế biến động ngày nay, những cách vận hành và lãnh đạo chỉ chăm chăm vào con số đã không còn...
Xem tiếp »Để trở thành một Giám đốc Kinh doanh (CCO) đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, thái độ...
Xem tiếp »Đối mặt với những thách thức trong công việc, đôi khi các CEO sẽ cảm thấy bế tắc, phân vân giữa các lựa chọn để có thể đưa đội ngũ...
Xem tiếp »Trách nhiệm chính của các CMO là quản lý mọi công việc và toàn bộ guồng máy liên quan đến thị trường, đại...
Xem tiếp »Giám đốc Nhân sự (CHRO) là người điều hành cấp cao, người lập kế hoạch và thực hiện ngân sách, chính sách và...
Xem tiếp »Mọi thành viên trong C-suite của một tổ chức đều muốn biết: Việc thu mua đóng góp như thế nào vào...
Xem tiếp »Trong các buổi làm việc với doanh nghiệp, có một câu hỏi xuất hiện rất nhiều lần: “Điểm khác biệt giữa KPI và KRI...
Xem tiếp »