LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP?

Mục tiêu của bất kỳ nhà khởi nghiệp hoặc nhà đầu tư nào chính là thu lại lợi nhuận từ thời gian và tiền bạc của mình. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để họ có thể đạt được lợi nhuận như mong đợi.

Theo khảo sát của Deloitte vào năm 2020, có đến 82% công ty khởi nghiệp chuẩn bị các chiến lược rút lui. Trong đó, 29% doanh nghiệp có dự định IPO (chào bán cổ phiếu lần đầu tiên), 32% dự định sáp nhập và 39% dự định bán lại cho công ty lớn hơn. Hơn thế nữa, trong báo cáo xu hướng M&A (mua bán và sáp nhập) toàn cầu của PWC vào giữa năm 2021, vốn đầu tư vào thị trường tư nhân chưa bao giờ cao hơn bây giờ. Có khoảng 400 doanh nghiệp được mua lại vẫn chưa xác định được mục tiêu và chúng đang đóng góp hơn nửa triệu đô la tiền mặt và tạo ra đòn bẩy trong thị trường M&A.

Mục tiêu của bất kỳ nhà khởi nghiệp hoặc nhà đầu tư nào chính là thu lại lợi nhuận từ thời gian và tiền bạc của mình

Vậy làm thế nào để doanh nghiệp của bạn nổi bật trong môi trường đầy cạnh tranh. Nơi mà có đến 81% các doanh nghiệp khởi nghiệp luôn sẵn sàng giành lấy nửa triệu đô la ấy? Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đang dần nhận ra việc cắt giảm chi phí không còn tạo ra giá trị nữa. Các chiến lược doanh thu thúc đẩy tăng trưởng dài hạn đang ở mức cao và những người mua M&A sẵn sàng trả nhiều tiền cho nó. Theo đó, hai chiến lược đơn giản nhưng hiệu quả để tăng giá trị công ty là tạo ra dòng tiền nhất quán và tự động hóa hoạt động kinh doanh.

1.Tạo ra dòng tiền nhất quán

Mô hình kinh doanh với doanh thu định kỳ là ‘chìa khóa’ để đạt được dòng doanh thu ổn định. Hiện nay, có nhiều loại mô hình kinh doanh có doanh thu định kỳ. Nhưng song song đó, vẫn có những mô hình kinh doanh áp dụng được cho hầu hết mọi loại hình kinh doanh. Chủ doanh ngiệp và các Giám đốc tài chính nên thận trọng lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng cần ghi nhớ trong bức tranh tổng thế là: Người mua M&A muốn gì? Trong trường hợp này, họ muốn thấy doanh thu định kỳ và dòng tiền ổn định.

2. Tự động hóa

Khi mua lại một doanh nghiệp, các nhà đầu tư luôn muốn doanh nghiệp ấy phải hoạt động trơn tru và hiệu suất nhất có thể. Theo đó, tự động hóa được xem là ‘chìa khóa’ cho việc này. Hầu hết các bộ phận trong doanh nghiệp đều có phần mềm giúp tự động hóa công việc và đẩy nhanh tốc độ làm việc. Tuy nhiên, không phải mọi quy trình đều có thể tự động hóa. Chính vì thế, ở khía cạnh ‘con người’ cũng cần phải ‘Làm việc thông minh thay vì chăm chỉ”. Từ đó, khi kết hợp lại, doanh nghiệp sẽ cũng cấp được trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng, cải thiện sản phẩm và doanh số. Và hiển nhiên, doanh thu cũng sẽ tăng trưởng tích cực.

3. Kết quả kinh doanh

Chìa khóa để tăng giá trị doanh nghiệp và khiến nó nổi bật trước hàng nghìn đối thủ cạnh tranh chính là thiết lập một cuộc sống dễ dàng hơn cho người mua lại hoặc các nhà đầu tư. Các chủ doanh nghiệp hoặc Giám đốc Tài chính cần thể hiện tiềm năng của doanh thu một cách nhất quán và tăng trưởng dài hạn để thu hút các người mua M&A. Một doanh nghiệp tiềm năng cũng giống như một cái cây mang lại hoa hoa trái và bóng mát cho các nhà đầu tư - đó là một nguồn doanh thu ổn định và một quy trình tự động hóa cho phép họ có thể nghỉ ngơi.

Trong thị trường trường M&A, giá trị đóng vai trò quan trọng trong mô hình kinh doanh. Và những chiến lược trên sẽ khiến giá trị của một doanh nghiệp tăng lên. Chính vì thế, với tư cách là một chủ doanh nghiệp hoặc một Giám đốc Tài chính, bạn cần cân nhắc, điều chỉnh và ứng dụng phù hợp để giúp doanh nghiệp tăng trưởng hiệu quả.

Nguồn: Inc.com

Chương trình đào tạo

CFO - GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
CFO - Chief Financial Officer

“CFO” là một chương trình đặc biệt của PACE, do các chuyên gia của PACE nghiên cứu, thiết kế, biên soạn
và trực tiếp giảng dạy theo mô hình quản trị tài chính “PFMM” (PACE’s Financial Management Model).

Nâng tầm quản trị tài chính của CFO trong thời kỳ mới

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 319