Luật cạnh tranh: Hiểu luật để cạnh tranh

Gõ từ “cạnh tranh”, chỉ khoảng nửa giây, trang tìm kiếm Google đã cho tới gần 60 triệu kết quả và phần lớn kết quả hiển thị đầu tiên đều xoay quanh lĩnh vực kinh tế, thương mại. Điều này chứng tỏ “cạnh tranh” là thuật ngữ đã và đang được bàn đến khá nhiều, thu hút sự chú ý của công luận, đặc biệt là cộng đồng doanh nhân.

Những vấn đề cốt yếu của cạnh tranh như thế nào là cạnh tranh, thế nào là cạnh tranh lành mạnh, làm sao cạnh tranh để phát triển mà không vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới cộng đồng và đặc biệt là vì sao doanh nghiệp Việt Nam vẫn không thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, dù đã được đưa ra thảo luận nhiều nhưng vẫn chưa có được đáp án cuối cùng.

Tương tự như vậy, những vấn đề pháp lý về cạnh tranh cũng đang đặt ra nhiều thách thức cho cả những người làm luật lẫn những người thực thi pháp luật. Với những người làm luật, việc hoàn thiện “Luật Cạnh tranh” đang là một nhiệm vụ nặng nề khi bộ luật này (được ban hành năm 2004) đang bộc lộ nhiều kẽ hở và chưa theo kịp thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh.

Với những người thực thi pháp luật, làm sao để nắm được và tận dụng được hành lang pháp lý cho hoạt động cạnh tranh không hề là một điều đơn giản. Đó là chưa nói tới bối cảnh kinh doanh của thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa đòi hỏi doanh nghiệp không những nắm kĩ luật “nội” mà còn phải thông hiểu cả luật “ngoại” - một yêu cầu có vẻ quá sức…

Tìm hiểu về luật không chỉ và không hẳn là để biết, hiểu và nhớ từng điều luật mà quan trọng nhất là phải tường tận cho được những vấn đề luân lý, đạo lý ẩn đằng sau các quy định pháp lý. Chỉ có như vậy, mỗi cá nhân, doanh nghiệp mới có thể điều chỉnh được hành vi của mình để có thể tồn tại bền lâu, phát triển vững mạnh và cạnh tranh được trên thị trường quốc tế, quốc nội mà không cần phải quan tâm, lệ thuộc nhiều vào các vấn đề pháp lý. Vì khi đó, pháp lý đã được thấm nhuần vào cá nhân đó, doanh nghiệp đó, thành luân lý, đạo lý của cá nhân đó, doanh nghiệp đó rồi.

Tất cả những vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp ngày nay như đã nêu trên đây sẽ được đặt ra và giải đáp tại Diễn đàn Talk&Think - Chia sẻ và Suy ngẫm số tháng 10/2011 với chủ đề: “Luật cạnh tranh: Hiểu luật để cạnh tranh” dưới sự chủ trì và thuyết trình của Giáo sư - Tiến sĩ Khoa học luật Nguyễn Vân Nam.

Đôi nét về diễn giả:

GS.TSKH. Nguyễn Vân Nam từng giảng dạy bộ môn Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Cạnh tranh ở Đại học Humboldt (Berlin, Đức). Luận án đầu tiên của ông ở Đức là thạc sĩ về lý thuyết kinh tế vĩ mô, sau đó là thạc sĩ về Luật Sở hữu trí tuệ và Cạnh tranh; tiến sĩ về Luật Hành chính công. Năm 2000, ông lấy bằng tiến sĩ khoa học về Luật Tổ chức nhà nước và công pháp quốc tế. Ông được phong giáo sư tại Đức năm 2002.

GS.TSKH. Nguyễn Vân Nam hiện là Giám đốc Công ty tư vấn luật Nam Hùng, ông là người tư vấn cho nhiều tổ chức và doanh nghiệp của Việt Nam và nước ngoài. Ông cũng là tác giả của nhiều bài báo và sách về các chủ đề có liên quan đến luật cạnh tranh, toàn cầu hóa, thương mại quốc tế…

Tại diễn đàn, GS.TSKH. Nguyễn Vân Nam, người được coi là chuyên gia hàng đầu hiện nay về luật cạnh tranh, sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản, cập nhật về luật cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế, đồng thời đi sâu vào những tình huống thực tế của đời sống kinh doanh mà ông đã từng gặp phải và giải quyết trong quá trình nghiên cứu, tư vấn và hành nghề luật của mình. Giáo sư cũng sẽ trả lời các câu hỏi của đông đảo doanh nhân và những người tham dự.

Thông tin về chương trình cụ thể như sau:

- Chủ đề: “Luật cạnh tranh: Hiểu luật để cạnh tranh

- Diễn giả: Giáo sư - Tiến sĩ Khoa học luật Nguyễn Vân Nam

- Thời gian: 9h30 - 12h00, thứ Năm, ngày 27/10/2011

- Địa điểm: Tòa nhà PACE, 341 Nguyễn Trãi, Quận 1, Tp.HCM

- Phí tham dự: Miễn phí tham dự.

ĐĂNG KÝ THAM DỰ

Để nhận thư mời tham dự Diễn đàn Talk&Think kỳ này (hoàn toàn miễn phí), Quý vị vui lòng đăng ký tại đây hoặc gửi Email về địa chỉ: TalkandThink@PACE.edu.vn (trong Email xin ghi rõ họ tên, công việc hiện tại, địa chỉ Email, và số điện thoại liên lạc).

Vì số lượng ghế ngồi có hạn, Quý vị vui lòng đăng ký tham dự trước 17h30 ngày 24/10/2011 (BTC xin được ưu tiên cho những người đăng ký sớm).


Tin tức liên quan

Trang trên 71