Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam: Thế nào là hợp lý?

Đó là chủ đề buổi thuyết trình của nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển tại Diễn đàn Talk&Think - Chia sẻ và Suy ngẫm số tháng 02/2012, do Trường PACE, Viện IRED, Dự án IPL và Dự án Sách Hay đồng phối hợp tổ chức.

Nhà kinh tế học Joseph Schunpeter cho rằng các cuộc khủng hoảng kinh tế là một “sự hủy diệt mang tính sáng tạo” (creative destruction). Giúp ta nhận diện các khuyết tật và thế mạnh của mình. Chúng ta cần xác định lại nền kinh tế của mình muốn nằm ở đâu trong chuỗi thang bậc giá trị toàn cầu? Những lĩnh vực kém hiệu quả sẽ bị “khai tử” để dành nguồn lực phát triển những lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh quốc gia. Khi nền kinh tế Việt Nam bộc lộ những khuyết tật, việc thực hiện “tái cấu trúc” nền kinh tế đã được đặt ra, nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả nền kinh tế. Tại cuộc thuyết trình của nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển trình bày, sẽ cho thấy việc tái cấu trúc là quá trình diễn ra tương đối liên tục với nhịp độ ngày càng nhanh. Khủng hoảng càng làm cho quá trình này trở nên cấp bách.

Truong-Dinh-TuyenÔng Trương Đình Tuyển

Chuyên gia cao cấp Văn phòng Chính phủ
Thành viên HĐ tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại (1997-2000 và 2002-2007)
Nguyên Bí thư tỉnh ủy Nghệ An 2000-2002

 

Tuy nhiên, gần đây, ở ta xuất hiện nhiều cách hiểu khác nhau về “tái cấu trúc” nền kinh tế Việt Nam, và ngay cả cách thực hiện tái cấu trúc cũng là một vấn đề cần bàn… Không ít người thắc mắc, đặt câu hỏi về chuyện tái cấu trúc như thế nào mới là hợp lý? Phải chăng tái cấu trúc theo kiểu “chuyển lỗ” bằng cách sáp nhập những công ty nhà nước làm ăn thất bát sang các công ty làm ăn có lãi? Hay chỉ tái cấu trúc khối doanh nghiệp nhà nước, mà bỏ quên câu chuyện tái cấu trúc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh? Nếu tái cấu trúc thực sự, thì những nhóm lợi ích sẽ được giải quyết thế nào? Và đâu là một hướng tái cấu trúc đúng cho đặc thù nền kinh tế Việt Nam?

Buổi thuyết trình của nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển về chủ đề “Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam: Thế nào là hợp lý?” sẽ đưa ra một giải mã khác, về tái cấu trúc tư duy kinh tế là điểm then chốt của việc tái cấu trúc lại nền kinh tế Việt Nam. Từ chuyện chính sách vĩ mô cho đến câu chuyện tái cấu trúc tại các doanh nghiệp.

Tái cấu trúc kinh tế là việc cần kíp, nhưng không phải là việc của ngày một, ngày hai. Việc đầu tiên phải tạo ra tiền đề, và quan trọng nhất là [1] tiền đề thể chế, tạo lập một cách đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường và môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; thêm nữa [2] cần có nguồn nhân lực chất lượng cao để chuyển đổi mô hình tăng trưởng.

Trong bối cảnh cả nền kinh tế đang tái cấu trúc, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu thay vì chiều rộng, thì việc bản thân các doanh nghiệp tự cấu trúc lại doanh nghiệp của mình là một việc làm cần thiết. “Tư lệnh” của “chiến dịch đàm phán Việt Nam gia nhập WTO” sẽ có những lời khuyên hữu ích về việc tái cấu trúc chính các doanh nghiệp. Ông cũng sẽ có những gợi ý về nội dung khởi đầu trong tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam.

Thông tin về chương trình cụ thể như sau:

  • Chủ đề: “Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam: Thế nào là hợp lý?
  • Diễn giả: Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển
  • Thời gian: 09h30 - 12h00, thứ Năm, ngày 16/02/2012
  • Địa điểm: Tòa nhà PACE, 341 Nguyễn Trãi, Quận 1, Tp. HCM
  • Phí tham dự: Miễn phí tham dự

 

ĐĂNG KÝ THAM DỰ

Để nhận thư mời tham dự Diễn đàn Talk&Think kỳ này (hoàn toàn miễn phí), Quý vị vui lòng đăng ký tại đây hoặc gửi Email về địa chỉ:TalkandThink@PACE.edu.vn (trong Email xin ghi rõ họ tên, công việc hiện tại, địa chỉ Email, và số điện thoại liên lạc).

Vì số lượng ghế ngồi có hạn, Quý vị vui lòng đăng ký tham dự trước 16h30 ngày 15/02/2012 (BTC xin được ưu tiên cho những người đăng ký sớm).

 

 

Tin tức liên quan

Trang trên 71