IMPROVING MANAGEMENT EFFICIENCY IN THE AGE OF DIGITAL TRANSFORMATION: WHOSE RESPONSIBILITIES AND HOW TO DO IT?

Sáng ngày 12/08/2022, Học Viện Quản Lý PACE đã tổ chức thành công buổi Tọa đàm với chủ đề “Hiệu quả quản trị trong thời đại chuyển đổi số”. Tọa đàm đã góp phần cung cấp các góc nhìn của chuyên gia trong hoạt động chuyển đổi số, cũng như các nguyên lý cốt lõi và giá trị thực nhằm nâng cao hiệu quả quản trị trong thời đại số hóa.

Sự kiện nhận được sự quan tâm tham gia nhiệt tình của các doanh nhân, các nhà lãnh đạo nhân sự và nhất là các nhà lãnh đạo cấp cao doanh nghiệp.

Câu chuyện về chuyển đổi số

Mở đầu buổi Tọa đàm, ông Hàng Sấm Nang – Chuyên gia Tư vấn Giải pháp Chuyển đổi số thuộc Học viện Quản lý PACE đã chia sẻ một bức tranh tổng quan về các khái niệm, xu thế, bối cảnh của chuyển đổi số, nhất là những case study thực tế của những tập đoàn đa quốc gia lớn tại Việt Nam đang trải qua trong quá trình chuyển đổi số.

Ông Hàng Sấm Nang – Chuyên gia Tư vấn Giải pháp Chuyển đổi số

thuộc Học viện Quản lý PACE

Một số định nghĩa về chuyển đổi số được nhắc đến như:

  • Chuyển đổi số (digital transformation) là quá trình sử dụng dữ liệu và các công nghệ số để thay đổi phương thức phát triển, thay đổi tổng thể và toàn diện cách sống và cách làm việc của con người và tổ chức.​
  • Theo Gartner, chuyển đổi số là việc sử dụng các công nghệ số để thay đổi mô hình kinh doanh, tạo ra những cơ hội, doanh thu và giá trị mới. ​
  • Microsoft cho rằng chuyển đổi số là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo những giá trị mới.​

Và để trả lời cho câu hỏi đâu là những trở ngại và thách thức trong bối cảnh chuyển đổi số, diễn giả Hàng Sấm Nang chia sẻ 6 yếu tố sau:

  1. Thay đổi văn hoá doanh nghiệp để chuyển đổi số: Một trong những thách thức lớn nhất đối với các công ty khi bắt tay vào chuyển đổi số là thay đổi văn hóa doanh nghiệp. Thay đổi thói quen, cách nghĩ, cách làm, nhận thức, ...​
  2. Xác định tầm nhìn rõ ràng với các thước đo thành công của chuyển đổi số: Doanh nghiệp phải xây dựng mục tiêu chuyển đổi số (Mục tiêu: đang hướng đến đâu?, Thời gian: Khi nào họ muốn đạt được đích đến đó? Hành động: Họ muốn làm nó như thế nào?), một hệ thống đo lường và kiểm tra thường xuyên để theo dõi tiến độ đạt được tầm nhìn và hiệu quả của các chiến lược.​
  3. Kết nối các nhóm và quy trình liên tổ chức: Chuyển đổi số đòi hỏi các dữ liệu, thông tin, ứng dụng và quy trình được trao đổi liền mạch trong một tổ chức. Do đó, tất cả các bên liên quan cần hợp tác chặt chẽ với nhau.​
  4. Phát triển con người: Các nhà lãnh đạo CNTT và doanh nghiệp trên toàn thế giới phải đối mặt với một thách thức chung: thiếu hụt kỹ năng. Bao gồm cả các kỹ năng mềm (như giao tiếp hoặc quản lý), và các kỹ năng cứng (như năng lực kỹ thuật). ​
  5. Tập trung vào trải nghiệm người dùng: Trải nghiệm người dùng sẽ là ưu tiên hàng đầu khi nói đến kết nối con người trong quá trình chuyển đổi số. ​
  6. Kết nối cá nhân: Kết nối trực tuyến, trực tiếp, bên trong, bên ngoài, qua nền tảng​​

Ngoài ra, khi nói về hiện trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam, ông Nang cho biết: “Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang đối mặt với những rào cản trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số như thiếu kỹ năng số và nhân lực (17%), thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để cho phép chuyển đổi kỹ thuật số (16,7%), thiếu tư duy kỹ thuật số hoặc các thách thức về văn hóa kỹ thuật số trong doanh nghiệp (15,7%) ...​

Việt Nam đã có “kim chỉ nam” định hướng chuyển đổi số quốc gia. Trong tiến trình chuyển đổi số, Việt Nam đặt mục tiêu lĩnh vực kinh tế số sẽ chiếm tới 30% GDP vào năm 2030.​” (Nguồn: Bộ Công Thương)

Từ thông tin trên, ông Nang kết luận về việc tại sao tại Việt Nam, chuyển đổi số là một thách thức:

  • Lãnh đạo DN chưa có đủ thông tin để ra quyết định, chiến lược​
  • Thông tin chưa nhanh chóng, chưa chính xác, không kịp thời​
  • Chưa tối ưu hóa quản trị để nâng cao hiệu quả doanh nghiệp

Cuối cùng, ông Nang khẳng định hoạt động chuyển đổi số là hoạt động bắt buộc tạo ra giá trị mới thật, nếu không đó chỉ là một cuộc đầu tư không hiệu quả, gây lãng phí ngân sách. Do đó, chuyển đổi số phải song song với việc quản trị hiệu quả, bằng việc tận dụng công nghệ số, tận dụng quy trình, tận dụng mô hình kinh doanh, tận dụng trải nghiệm khách hàng và những tiện ích tối ưu.

Quan trọng hơn hết là yếu tố CON NGƯỜI – đây chính là nhân tố tạo ra thành công cho sự chuyển đổi số thành công bền vững nhất.

Nâng cao hiệu quả quản trị trong thời đại chuyển đổi số

Ông Trương Thanh Cường - Giám đốc Phát Triển Đào Tạo, Học viện Quản lý PACE

Tiếp nối buổi Tọa đảm, ông Trương Thanh Cường - Giám đốc Phát Triển Đào Tạo, Học viện Quản lý PACE đã gợi mở một góc nhìn mới về chuyển đổi số với câu hỏi: “Mục tiêu của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay là gì, chuyển đổi số hiệu quả cho công ty, hay đạt được vision/ mission của công ty?

Với 2 sự lựa chọn trên, nhiều nhà lãnh đạo khách mời đã chia sẻ quan điểm của mình và đưa ra sự lựa chọn. Tuy nhiên, để làm rõ hơn về vấn đề này, ông Trương Thanh Cường chia sẻ: “Trong mục tiêu chiến lược của công ty sẽ có một phần liên quan đến mục tiêu chuyển đổi số”.

Do đó, trước tiên các nhà lãnh đạo cần phải thấu hiểu và làm rõ mục tiêu, nếu không sẽ rơi vào bẫy ‘chuyển đổi số’ mà quên mất mục tiêu chiến lược lớn của doanh nghiệp là gì. Hoặc ngược lại, chúng ta quá tập trung vào mục tiêu lớn của doanh nghiệp mà quên mất thị trường bên ngoài đã thay đổi như thế nào, và bị đối thủ bỏ lại phía sau.

Đây cũng chính là lời giải cho bài toán “làm sao để nâng cao hiệu quả quản trị trong thời đại chuyển đổi số?”.

Đồng tình với góc nhìn của ông Hàng Sấm Nang rằng CON NGƯỜI là yếu tố chính tạo ra hiệu quả chuyển đổi số, vậy ai là người có vai trò quan trọng nhất? Để tiếp tục trả lời cho câu hỏi này, ông Cường đã chỉ ra từng trách nhiệm của từng cấp lãnh đạo thuộc bộ máy nhân sự trong doanh nghiệp như: CEO, BOD, BOM,…

Và để cho từng nhân sự nêu trên thực hiện đúng trách nhiệm của mình trong công cuộc chuyển đổi số, buộc họ phải có hệ TƯ TƯỞNG tiên tiến của thời đại mới. Hãy tin rằng “chúng ta không thể tư duy như cũ, hành động như cũ, mà có kết quả mới”.

Động thái tiếp theo mà ông Cường tin rằng để có thể nâng cao hiệu quả quản trị trong thời đại chuyển đổi số chính là doanh nghiệp cần nâng tầm các yếu tố còn lại: HỆ THỐNG, LÃNH ĐẠO, CHIẾN LƯỢC & VĂN HÓA.

Gợi mở giải pháp cho những vấn đề này, diễn giả đã giới thiệu đến quý doanh nghiệp một mô hình bao gồm 6 trụ cột quan trọng nhất mà bất kỳ doanh nghiệp, nhà lãnh đạo nào cũng cần liên tục tái tạo. Đây là chuẩn mực cho mọi lãnh đạo muốn quản trị doanh nghiệp hiệu quả, nâng cao tầm vóc trên thị trường trong nước và quốc tế, từ đó nắm bắt những cơ hội tìm ra câu trả lời cho bài toán nâng cao hiệu qủa quản trị trong thời đại chuyển đổi số.

 

Bản quyền Mô hình “Tái tạo Doanh nghiệp”

thuộc PACE Institute of Management

Giải pháp nâng tầm lãnh đạo giúp một công ty TỐT trở thành một công ty TẦM VÓC để tự tin cạnh tranh thị trường quốc tế trong thời đại chuyển đổi số

Cuối cùng, Tọa đàm mở ra giải pháp phát triển lãnh đạo danh giá bậc nhất thế giới hiện nay dành cho cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam - một giải pháp nâng tầm lãnh đạo để tự chuyển hóa từ công ty TỐT trở thành công ty TẦM VÓC để chinh phục thị trường quốc tế, đó là: Chương trình Lãnh đạo Toàn cầu / Global Leadership Program (GLP). GLP là giải pháp đào tạo có quy mô lớn nhất tại Học viện Quản lý PACE, hiện đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các nhà lãnh đạo cấp cao.

Chương trình đặc biệt GLP do PACE phối hợp với Đại Học George Washington (GWU) và 04 tổ chức đào tạo danh tiếng hàng đầu thế giới là FranklinCoveyKen BlanchardBalanced Scorecard và SHRM triển khai bằng tiếng Việt cho doanh nhân Việt.

“Một khóa học ĐỂ ĐỜI”, “Giá như biết đến chương trình này sớm hơn”,
“Chương trình phát triển lãnh đạo danh giá nhất tại Việt Nam từ trước tới nay”,

“GLP giúp tôi nâng tầm lãnh đạo và tái tạo doanh nghiệp của mình”...

Là cảm nhận của hầu hết các doanh nhân, lãnh đạo đã từng tham gia GLP

Tuy nhiên, Anh/Chị Ban lãnh đạo luôn có những trăn trở nhất định và mục tiêu riêng dành cho doanh nghiệp mình và để có thể xem với mục tiêu doanh nghiệp như vậy thì chương trình này có giải quyết được hay không?

Nếu Anh/Chị quan tâm tìm hiểu vấn đề trên, Ban Tư vấn sẽ đặt lịch trao đổi riêng đến từng Anh/Chị. Đội ngũ tư vấn của giải pháp GLP rất hy vọng sẽ được cùng chia sẻ với Anh/Chị.

Nếu có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì, Anh/Chị vui lòng liên hệ: Hotline/Zalo: 0982 267 685 (Ms.Hà) hoặc 0961 456 309 (Ms. Hằng).

Bằng sự kết hợp giữa góc nhìn chuyên sâu và những phương pháp chuẩn mực quốc tế, tin rằng Tọa đàm “Hiệu quả quản trị trong thời đại chuyển đổi số” đã không chỉ gợi mở một hành trình chuyển hóa đầy cảm hứng, mà con mang đến không gian để tất cả khách mời cùng lắng nghe và chia sẻ những khó khăn để cùng nhau kiến tạo tinh thần chuyển đổi cho mình và đội ngũ trong chặng đường sắp tới.

Related News

Page / 30