CPO là người quản lý sản phẩm cấp cao nhất và định hướng phát triển sản phẩm kết hợp với nhu cầu khách hàng nhằm phù hợp với chiến lược doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu lớn và đầy thách thức này, các CPO cần phải chịu trách nhiệm về những quy trình sau đây.
Phát triển tầm nhìn sản phẩm
Tầm nhìn sản phẩm phản ánh giá trị cốt lõi và sứ mệnh của công ty. Nó giải thích cách mà sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của khách hàng và tạo ra những tác động tích cực giúp thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.
Một số phát biểu về tầm nhìn sản phẩm phổ biến như:
“Tạo ra công nghệ đổi mới phù hợp với mọi người và đáp ứng nhu cầu của từng người” (Microsoft)
“Xây dựng một nơi mà con người có thể tìm kiếm và khám phá bất cứ thứ gì họ muốn mua trực tuyến.” (Amazon)
“Truy cập mọi thông tin trên thế giới chỉ bằng một cú nhấp chuột.” (Google)
“Tạo ra cơ hội kinh tế cho mọi thành viên trong lực lượng lao động toàn cầu.” (LinkedIn)
Phát triển chiến lược sản phẩm
Để thực hiện hóa tầm nhìn của mình, các doanh nghiệp cần một kế hoạch hoặc chiến lược sản phẩm dài hạn nhằm vạch ra cách thức chính xác để biến khái niệm thành sản phẩm bền vững mang lại lợi nhuận. Chiến lược này cần phải cân nhắc giữa các nguồn lực bên trong và ngoài tổ chức – môi trường kinh doanh, đối thủ và nhu cầu khách hàng. Những điều này sẽ kết nối tầm nhìn và kết quả tài chính nhằm hỗ trợ các CFO đưa ra được những quyết định hàng ngày.
Chiến dịch phát triển sản phẩm: từ tầm nhìn đến lộ trình thực hiện. Nguồn: This is Product Management
Xây dựng tầm nhìn và chiến lược sản phẩm là một trong những trách nhiệm thiết yếu của một CPO. Nó đòi hỏi một hệ thống kiến thức sâu về người dùng, khả năng nhìn nhận được bức tranh tổng thể và luôn tìm tòi cung cấp các giải pháp sáng tạo.
Quản lý các nhóm chức năng chéo
Một giải pháp hiệu quả thường được kiến tạo từ nỗ lực của nhiều nhân viên trong các bộ phận khác nhau như: kỹ sư phần mềm, quản lý sản phẩm, thiết kế UX/UI, phân tích viên và tiếp thị viên. Do đó, để đạt được kết quả mong muốn, đòi hỏi CPO phải có khả năng lãnh đạo nhóm và truyền đạt tầm nhìn công ty cho từng nhân viên với từng bộ phận khác nhau.
Theo một cách nào đó, CPO hoạt động như một mini-CEO để điều phối các quy trình liên phòng ban và phối hợp những người đứng đầu tổ chức như trưởng phòng UX, Phó giám đốc Sản phẩm, Giám đốc Marketing.
CPO là người quản lý sản phẩm cấp cao nhất và định hướng phát triển sản phẩm kết hợp với nhu cầu khách hàng nhằm phù hợp với chiến lược doanh nghiệp.
Tiếp thị sản phẩm
CPO là một trong những người giữ vai trò chủ chốt trong việc quảng bá và bán sản phẩm. Bên cạnh đó, họ còn là người điều hành chính trong việc thực thi cải tiến sản phẩm liên tục để giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
Các CPO cần phải sử dụng dữ liệu phân tích sản phẩm, trò chuyện với những người bán hàng và nghiên cứu phản hồi của khách hàng nhằm đưa ra những quyết định đúng đắn. CPO cũng cần phải tham gia vào các buổi trưng bày sản phẩm, hội nghị, cuộc họp và các sự kiện khác. Họ cũng là người chịu trách nhiệm cung cấp các bài phát biểu giải thích về sứ mệnh và giá trị của sản phẩm cho nhiều đối tượng khác nhau.
Nghiên cứu khách hàng và Phân tích sản phẩm
CPO là người khởi xướng và giám sát nhiều loại hình nghiên cứu khách hàng khác nhau nhằm có cái nhìn sâu sắc về nhu cầu thực tế và mong muốn của họ. Các dữ liệu nghiên cứu ấy sẽ được sử dụng cho việc lên kế hoạch cải tiến và phân biệt sản phẩm với đối thủ cạnh tranh.
CPO cũng là người điều chỉnh các kế hoạch và chiến lược với các chỉ số KPI, từ đó phản ánh được doanh thu cũng như sự tăng trưởng của khách hàng, tương tác và mức độ trung thành.
Các chức năng của CPO có thể thay đổi từ công ty này sang công ty khác, nhưng để đạt được hiệu quả tối ưu cần phải có một nền tảng kiến thức và chuyên môn sâu rộng.
Nguồn: altexsoft
Chương trình đào tạo
Vui lòng xem thông tin chương trình tại đây
Benjamin Franklin từng nói: “Hãy coi chừng những khoản chi phí nhỏ. Một rò rỉ nhỏ...
Xem tiếp »Làm thế nào để "be the customer"? Tất cả chúng ta đều biết về sức mạnh của các...
Xem tiếp »Các nhà lãnh đạo, đặc biệt là CEO, là người nắm giữ vai trò chủ chốt trong...
Xem tiếp »CPO là người quản lý sản phẩm cấp cao nhất và định hướng phát triển sản phẩm kết hợp với nhu cầu khách hàng...
Xem tiếp »Các chương trình đào tạo nội bộ không chỉ gia tăng “sức mạnh” cho công ty, mà còn...
Xem tiếp »Trong bối cảnh kinh tế biến động ngày nay, những cách vận hành và lãnh đạo chỉ chăm chăm vào con số đã không còn...
Xem tiếp »Để trở thành một Giám đốc Kinh doanh (CCO) đòi hỏi rất nhiều kỹ năng, thái độ...
Xem tiếp »Đối mặt với những thách thức trong công việc, đôi khi các CEO sẽ cảm thấy bế tắc, phân vân giữa các lựa chọn để có thể đưa đội ngũ...
Xem tiếp »Trách nhiệm chính của các CMO là quản lý mọi công việc và toàn bộ guồng máy liên quan đến thị trường, đại...
Xem tiếp »Giám đốc Nhân sự (CHRO) là người điều hành cấp cao, người lập kế hoạch và thực hiện ngân sách, chính sách và...
Xem tiếp »Mọi thành viên trong C-suite của một tổ chức đều muốn biết: Việc thu mua đóng góp như thế nào vào...
Xem tiếp »Trong các buổi làm việc với doanh nghiệp, có một câu hỏi xuất hiện rất nhiều lần: “Điểm khác biệt giữa KPI và KRI...
Xem tiếp »