NHÀ LÃNH ĐẠO CẦN BAO NHIÊU KIẾN THỨC VỀ THUẾ & TÀI CHÍNH ĐỂ QUẢN TRỊ HIỆU QUẢ?

Các giám đốc cấp cao thường chia sẻ và thảo luận các vấn đề tài chính với các giám đốc marketing, trưởng phòng cũng như các nhân viên báo cáo trực tiếp khác. Nhưng các nhà quản lý nên thực sự hiểu bao nhiêu về tài chính để có thể phục vụ tốt cho công việc? Joe Knight - CFO tại Setpoint Companies và Karen Berman -  nhà sáng lập Business Literacy Institute đã tiến hành khảo sát và nghiên cứu vấn đề này.

Khảo sát được tiến hành tại Mỹ bằng cách tập hợp một nhóm đại diện các vị quản lý doanh nghiệp từ cấp Giám đốc đến giám sát quản lý, yêu cầu họ thực hiện một bài kiểm tra kiến thức tài chính căn bản mà bất kỳ CEO hay một nhân viên mới vào nghề tài chính đều dễ dàng vượt qua. Kết quả tỉ lệ đạt điểm trung bình chỉ được 38%. Đa số không phân biệt được lợi nhuận và tiền mặt. Nhiều người lại không biết sự khác nhau giữa báo cáo thu nhập và bảng cân đối kế toán. Khoảng 70% người khảo sát đã không thể chọn đúng định nghĩa về “dòng tiền nhàn rỗi”

Có phải nguyên nhân là do thiếu hiểu biết về tài chính? Từ quan điểm của cá nhân các giám đốc, họ cho rằng hoàn toàn đúng như vậy. Những người không thể nói được ngôn ngữ kinh doanh thì không thể đóng góp những ý kiến xác đáng trong các cuộc thảo luận, và không bao giờ nắm bắt được những cơ hội thăng tiến. Họ có thể sập bẫy bởi những trò lừa đảo tài chính mà không hề hay biết, hoặc lâm vào bi kịch bị “bịt tai che mắt” từ các nhân viên. Họ sẽ không thể đánh giá hay dự đoán được năng lực chèo chống của một chủ doanh nghiệp triển vọng nào đó.

Joe Knight giữ chức vụ CFO của một công ty sản xuất nhỏ. Trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng, anh thường hỏi các ứng viên vào vị trí kỹ sư rằng, liệu họ có muốn xem qua tình hình tài chính của công ty trong 2 năm gần đây không. Không một ai trong số họ thích đề nghị này của anh cả, có lẽ vì họ nghĩ rằng dù có xem qua họ cũng không thể hiểu được ý nghĩa của những số liệu phức tạp đó.

Thiếu hụt kiến thức tài chính ở các cấp quản lý lại càng là vấn đề nguy hại hơn đối với một tổ chức. Ngay cả các quản lý dày dạn kinh nghiệm vốn đã quen với việc quản lý bảng lời & lỗ cũng có thể không ý thức được và không biết tận dụng sức mạnh tuyệt vời từ những công cụ trong bảng cân đối kế toán để tác động đến dòng tiền mặt - chẳng hạn như giảm hàng tồn kho hoặc giảm số ngày doanh thu tồn đọng.

Khi đội ngũ nghiên cứu làm việc với một công ty dịch vụ chăm sóc sức khỏe đang muốn tăng tổng lợi nhuận biên, điều đầu tiên họ phải làm là giúp đội ngũ bán hàng hiểu được sự khác nhau giữa bán hàng và bán hàng có lợi nhuận. Thật không may, tình trạng hiểu biết lờ mờ, nhập nhằng này lại rất phổ biến. Gần như 2/3 đối tượng tham gia kiểm tra cho rằng chiết khấu mà các đại diện bán hàng đưa ra cho khách hàng không ảnh hưởng gì đến tổng lợi nhuận biên.

Rốt cuộc thì, nếu không hiểu ý nghĩa của những con số, thì khó có thể cải thiện bất kỳ điều gì. Vai trò của các Giám đốc Tài chính ngày nay không những là người nắm trong tay “nghệ thuật số liệu”, sử dụng nhuần nhuyễn các kỹ thuật phân tích Báo cáo Tài chính, mà còn phải đóng vai trò cố vấn chiến lược giúp Ban điều hành đưa ra những quyết định kinh doanh chính xác và độc đáo.

Nguồn: Harvard Business Review

Chương trình đào tạo

CFO - GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
CFO - Chief Financial Officer

“CFO” là một chương trình đặc biệt của PACE, do các chuyên gia của PACE nghiên cứu, thiết kế, biên soạn
và trực tiếp giảng dạy theo mô hình quản trị tài chính “PFMM” (PACE’s Financial Management Model).

Nâng tầm quản trị tài chính của CFO trong thời kỳ mới

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 319