VẾT XE ĐỔ CẦN TRÁNH

Khi nằm trong ban điều hành doanh nghiệp, chỉ một sai lầm nhỏ cũng sẽ mang lại rủi ro lớn cho các lãnh đạo. Theo kết quả nghiên cứu từ Small Business Administration, những doanh nghiệp nhỏ chỉ có khoảng 48% cơ hội sống sót trong 5 năm trở lên. Điều đó đồng nghĩa các giám đốc bộ phận phải rất cân nhắc khi thực hiện những quyết định của mình nhằm tránh phạm các sai lầm không đáng có.

Để không vấp phải những trở ngại, vì vậy ngay từ đầu điều quan trọng là các giám đốc cần chú ý đến những thách thức mà những người tiền nhiệm đã và đang phải đối mặt, cũng như những bước đi sai lầm khiến họ đã phải nuối tiếc.

Đó là lý do 11 thành viên trong tổ chức Young Entrepreneur Council (YEC) – nơi quy tụ những doanh nhân trẻ (từ 40 tuổi trở xuống) thành công trên thế giới – đã cùng chia sẻ về một số sai lầm họ từng mắc phải hoặc từng chứng kiến từ khi mới bắt đầu kinh doanh. Đa phần đều rơi vào lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.

1. Đảm bảo sự minh bạch.

Quản lý doanh nghiệp, từng những đồng tiền nhỏ đều cần phải có sự minh bạch kèm theo. Bên cạnh đó, quyền lợi nên được phân chia công bằng theo sự đóng góp từng cá thể. Việc này giúp giảm rủi ro cho từng giám đốc tài chính khi đối diện với những dự án quan trọng.

- Erik Skjodt (Công ty dịch vụ tài chính Medean)

2. Thuê người quản lý tài chính nếu tổ chức chưa đủ năng lực tự quản trị.

Đa phần các doanh nghiệp chỉ khi đạt được một mức doanh thu lớn thì họ mới dám thuê người quản lý tài chính. Việc này đôi khi khiến nhiều tổ chức rơi vào tình trạng căng thẳng, áp lực. Dẫn đến không thể tập trung cho việc đầu tư vào một chất lượng dịch vụ khác tốt hơn.

Dù việc thuê chuyên viên quản lý tài chính từ sớm sẽ làm chi phí dội lên nhưng từng doanh nghiệp có thể bù đắp bằng việc tự trang bị những công cụ, nhân lực, kiến thức cần thiết để phần nào giải quyết vấn đề liên quan một cách khoa học hơn.

- Saloni Doshi (Công ty bao bì phân hủy sinh học EcoEnclose)

 

3. Biết cách đi đường dài.

Sai lầm lớn nhất là nhận thức sai về việc “tiến hành mọi thứ thật nhanh” nhất là trong lĩnh vực tài chính. Bởi từng con số, từng số liệu sẽ đại diện cho những vấn đề liên quan vì thế mỗi bước đi phải thật chuẩn xác, nên nhớ “chậm mà chắc”.

- Will Robins (Công ty sản phẩm tiêu dùng cho nam giới Manscaped)

4. Thuê ngoài khi cần thiết và biết được nơi sinh lợi nhiều nhất.

Những sai lầm lớn nhất mà nhiều lãnh đạo doanh nhân phạm phải khi bắt đầu con đường kinh doanh đó là không biết nguồn tiền mình đang ở đâu và đâu là nơi tạo ra lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp.

Do đó, từng thành viên trong ban quản trị nên tập trung lại và xem xét đâu mới là hướng đi tốt nhất cho doanh nghiệp.

- Alec Friel (Công ty dịch vụ tự động hóa Prosperity Flow)

5. Vạch ra một con đường rõ ràng để đạt được mục tiêu.

Sai lầm phổ biến nhất khi đảm nhận vai trò lãnh đạo đó là để bản thân mình cảm thấy tự mãn và vận hành theo “chế độ tự động” mà không chịu lắng nghe ý kiến từ các giám đốc bộ phận. Từng chiến lược phải đi đôi với nguồn lực và dòng tiền.

Việc thiết lập các mục tiêu và vạch ra một con đường cụ thể sẽ có thể giúp doanh nghiệp thay đổi theo hướng hoàn toàn khác biệt.

- Cole South (Công ty dịch vụ thương mại điện tử SDDC Goods)

6. Hiểu về các vấn đề tài chính của doanh nghiệp.

Việc hiểu càng nhiều nguồn tiền trong doanh nghiệp sẽ giúp lãnh đạo, giám đốc biết được nên chi vào khoản nào cho hợp lý để giúp tổ chức tăng trưởng theo hướng bền vững.

- Jared Weitz (Công ty cung cấp dịch vụ vay vốn cho doanh nghiệp nhỏ United Capital Source)

7. Chấp nhận thất bại để thúc đẩy quá trình ra quyết định.

Trong kinh doanh, thất bại là chuyện thường, điều quan trọng là sau thất bại bản thân người đứng đầu đã học được gì và khắc phục chúng. Khi nhận ra được điều đó, bản thân người lãnh đạo sẽ thoải mái hơn khi đưa ra bất kỳ quyết định quan trọng nào mà không cảm thấy sợ hãi.

- Eric Saleh (Công ty cung cấp dịch vụ tìm đối tác cùng thuê nhà Circle for Roommates)

8. Không tập trung dàn trải.

Nếu không có sự tập trung cao độ, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể thất bại. Con số tỷ lệ thất bại cao của các doanh nghiệp mới cho thấy các doanh nhân cần phải cực kỳ tập trung vào mục tiêu, tránh bị xao lãng bởi những yếu tố bên ngoài.

Trong khi đó trên thực tế, họ lại thường cố gắng làm quá nhiều thứ cùng lúc nhưng lại không sở hữu đủ nguồn lực để đạt được kết quả như mong đợi.

- Bryan Shetsky (Công ty quảng cáo và tiếp thị Lamark Media)

 

Theo Forbes

Chương trình đào tạo

CFO - GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
CFO - Chief Financial Officer

“CFO” là một chương trình đặc biệt của PACE, do các chuyên gia của PACE nghiên cứu, thiết kế, biên soạn
và trực tiếp giảng dạy theo mô hình quản trị tài chính “PFMM” (PACE’s Financial Management Model).

Nâng tầm quản trị tài chính của CFO trong thời kỳ mới

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377