Quản trị sản xuất ngày nay đã được nâng lên thành một "công nghệ", gọi là "công nghệ quản lý sản xuất".
Công nghệ này sẽ giúp Giám đốc Sản xuất rút ngắn thời gian mày mò học hỏi, với biết bao lần thử sai trong việc quản lý mọi hoạt động của nhà máy.
Cách đây không lâu, một tập đoàn hàng đầu Châu Âu đến Việt Nam đặt vấn đề gia công sản phẩm với một công ty tại Việt Nam vì biết công ty này có cùng loại dây chuyền máy móc thiết bị và kỳ vọng rằng giá thành sản xuất ở công ty này sẽ rất thấp. Nhưng sau khi bàn bạc về giá cả và chi phí thì mới vỡ lẽ ra rằng giá thành sản xuất tại Việt Nam lại cao hơn gần gấp rưỡi so với giá thành sản xuất tại Mỹ và Châu Âu.
Nghĩa là, cùng một dây chuyền sản xuất, giá nguyên liệu tương đương và chi phí nhân công rẻ hơn, nhưng lại cho ra hai giá thành sản phẩm khác xa nhau. Tại sao lại có chuyện nghịch lý như thế? Vậy đâu là nguyên nhân?
Câu trả lời nằm ở khả năng quản trị sản xuất/ quản trị nhà máy của công ty này.
Ngày nay, cho dù là một nhà máy khổng lồ hay một cơ sở sản xuất nhỏ, vấn đề quản trị sản xuất đã được nâng lên thành một "công nghệ", gọi là "công nghệ quản lý sản xuất" (CNQLSX). Chính CNQLSX này sẽ giúp cho Giám đốc Sản xuất tiết kiệm được bao nhiêu năm mày mò học hỏi, với biết bao lần thử sai trong việc quản lý toàn bộ mọi hoạt động của nhà máy. Thêm nữa, CNQLSX không chỉ giúp Giám đốc Sản xuất quản lý nhà máy một cách nhẹ nhàng hơn, mà còn giúp cho doanh nghiệp tiết giảm được nhiều chi phí trong các khâu sản xuất nhằm đạt được năng suất sản xuất tối ưu và giá thành sản phẩm luôn ở mức thấp nhất có thể.
Đó cũng là những lý do mà PACE đã nỗ lực triển khai chương trình đào tạo "Giám đốc Sản xuất"/ "Chief Production Officer" (gọi tắt là "CPO") với mong muốn giúp Học viên dễ dàng đưa những công nghệ quản lý sản xuất tiên tiến nhất và hiệu quả nhất của các tập đoàn hàng đầu thế giới vào doanh nghiệp của mình (bất kể là doanh nghiệp lớn, hay vẫn còn ở quy mô vừa và nhỏ).
CPO là một trong số những chương trình đào tạo đặc biệt của PACE, bên cạnh các chương trình đào tạo hàng đầu khác như: "Giám đốc Điều hành" (CEO), "Giám đốc Tài chính" (CFO), "Giám đốc Nhân sự" (CHRO), "Giám đốc Kinh doanh" (CCO), "Giám đốc Marketing" (CMO), "Giám đốc Dự án" (Project Manager), Mini-MBA, Năng lực Quản trị cho Quản lý cấp trung (MMM), Công nghệ Tái lập Hệ thống Quản lý Doanh nghiệp (CMS), Nâng cao Năng lực Lãnh đạo (LDP), Văn hóa Doanh nghiệp, Chiến lược Công ty,… Sứ mạng của chương trình là nhằm "Góp phần xây dựng và phát triển một lực lượng quản trị sản xuất/ quản trị nhà máy chuyên nghiệp cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam".
Ban giảng huấn của chương trình là các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm về sản xuất và quản trị sản xuất, là những người có nhận thức sâu sắc về những xu hướng mới nhất trong lĩnh vực sản xuất, năng suất và chất lượng quốc tế, cũng như am hiểu môi trường hoạt động sản xuất tại Việt Nam hiện nay, những người mong muốn góp phần đưa nền sản xuất Việt Nam lên một tầm cao hơn, hội nhập và đua tranh cùng thế giới, và góp phần vì một nền sản xuất hiệu quả và hiệu năng cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
CPO được triển khai đào tạo và cấp chứng chỉ bởi Trường Quản Trị Sản Xuất PACE (thuộc Học Viện Quản Lý PACE).
CPO THỜI 4.0
TỪ VẬN HÀNH NHÀ MÁY
ĐẾN QUẢN TRỊ SẢN XUẤT
Nhiều người cho rằng, CPO chỉ đơn giản là một cán bộ cấp cao chịu trách nhiệm vận hành nhà máy. Nhưng CPO chỉ thực sự xứng với "chức" CPO khi có thể đưa ra giải pháp cho bài toán nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao sức cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Nói cách khác là, đã đến lúc CPO phải vượt qua những góc nhìn của một người hiểu về kỹ thuật sản xuất đơn thuần, trang bị thêm cho mình những tư duy về quản trị điều hành thiết yếu khác để có thể cùng tham gia vào "bàn tròn chiến lược" của tổ chức.