Lý thuyết “X” của Sigmund Freud, nhà phân tâm học người Áo nổi tiếng, giả định rằng: “Con người là lười biếng, ghét lao động và bởi vậy luôn tìm cách lẩn tránh làm việc”. Cho nên, “con người cần: bị thưởng, bị ép buộc, bị cảnh cáo và bị phạt”.
Đây chính là triết lý "cây gậy và củ cà rốt" trong quản lý.
Theo lý thuyết này, có thể nhà quản lý phải liên tục quản thúc chặt chẽ nhân viên của mình trong bầu không khí ngột ngạt mà cả hai - người quản lý và người bị quản lý - không có bất kỳ cơ hội nào cho sự thành công hay sáng tạo…
Hoặc, nhà quản lý sẽ làm gì với những nhân viên chỉ biết "an phận thủ thường - ngoan ngoãn tuân thủ kỷ luật, cố gắng làm việc hết giờ nhưng chưa bao giờ cố gắng hết sức mình cho mục tiêu công việc, chưa bao giờ toàn tâm toàn lực cho nhiệm vụ được giao và thiếu hẳn một khát khao phát triển và hoàn thiện bản thân, hoàn thành mục tiêu tối ưu nhất”?
Phương pháp thông thường có thể là: xây dựng quy trình công việc rõ ràng, bố trí công việc cùng với những hướng dẫn cụ thể về cách thức và quy trình thực hiện, cố gắng hết sức trong việc cải thiện lương bổng, chính sách phúc lợi, điều kiện làm việc…
Không thể phủ nhận phần nào tính đúng đắn của những luận thuyết và cách thức trên, tuy nhiên, cùng với sự ra đời và phát triển của khoa học quản trị, nhiều luận thuyết khác về tạo động lực làm việc cho nhân viên xuất hiện và ngày càng chứng tỏ tính thuyết phục và hiệu quả. Tất cả những luận thuyết này đều có cách tiếp cận tổng thể và toàn diện: từ gốc đến ngọn, từ ngắn hạn đến dài hạn, từ vị trí nhân viên đến nhà quản lý, từ tâm sinh lý người đến hành vi nhân viên…
Chương trình đào tạo đặc biệt "Tạo Động lực làm việc cho nhân viên" của PACE chủ yếu hướng tới việc khai thác tối đa giá trị của “củ cà rốt”, biến mỗi nhân viên thành “ông chủ” của chính quá trình làm việc của mình, tìm thấy được niềm vui, nhìn ra được trách nhiệm và có những nỗ lực để hoàn thành tốt công việc của mình.