"7 Habits" & Lời giải cho bài toán Văn hóa doanh nghiệp

Với doanh nghiệp, nếu chiến lược được ví như Hạt thì văn hóa sẽ được xem là Đất. Nếu “Đất” không tốt thì dù có cố gắng cách mấy, “Hạt” cũng không thể nảy mầm và lớn mạnh được. Tuy nhiên, việc kiến tạo nên một “mảnh đất tốt” luôn là một bài toán đau đầu của các doanh nghiệp.

Để tìm hiểu về vấn đề văn hóa doanh nghiệp (VHDN) trong bối cảnh hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu Toàn cầu Katzenbach đã thực hiện cuộc khảo cứu với 2.219 nhà lãnh đạo trên khắp thế giới. Kết quả cho thấy: Có tới 86% cho rằng văn hóa là nhân tố trọng yếu đối với sự thành công bền vững của bất kỳ doanh nghiệp nào, 51% tin rằng doanh nghiệp của họ cần phải có một cuộc “đại tu” về văn hóa tổ chức, thậm chí, 48% nhà lãnh đạo khẳng định họ chưa được trang bị đủ công cụ và phương pháp để tạo ra những thay đổi về văn hóa mang tính bền vững và lâu dài.

Ở Việt Nam, câu chuyện về VHDN đã được tranh luận, thậm chí đẩy lên thành cao trào từ rất lâu, nhưng cho đến nay, vẫn luôn là một đề tài hết sức nóng bỏng. Dễ thấy nhất là những trăn trở của rất nhiều doanh nghiệp như: “Tại sao đã làm đủ mọi cách, đã đào tạo đủ các thứ mà thái độ làm việc của nhân viên vẫn chưa tốt và hiệu quả làm việc vẫn chưa cao?”, “Làm sao để nhân viên nhiệt huyết hơn, gắn bó hơn?”, “Làm thế nào để hạn chế những mâu thuẫn?”, “Bằng cách nào có thể chấm dứt tình trạng đối phó, đi trễ, về sớm, chậm tiến độ và luôn sẵn có những lý do để ngụy biện của nhân viên?”…

Vậy, đâu là lời giải cho bài toán văn hóa này ?  

Theo Samuel Smiles - một cải cách vĩ đại của thế kỷ 19, “Gieo nhận thức, gặt hành vi; Gieo hành vi, gặt thói quen; Gieo thói quen, gặt bản tính (văn hóa); Gieo bản tính, gặt số phận”. Như vậy, lời giải cho bài toán văn hóa chính là “kiến tạo văn hóa bằng thói quen”. Thói quen chính là những hành xử nhất quán theo thời gian, xuất phát từ nhận thức và nhân sinh quan bên trong của mỗi người. Văn hóa của tổ chức, suy cho cùng, được hình thành dựa trên văn hóa của các cá nhân trong tổ chức đó và sự hình thành văn hóa này là từ chủ đích của các nhà lãnh đạo.

Cụ thể hơn, chỉ khi các nhà lãnh đạo biết chọn ra những thói quen tích cực, những thói quen thành công và thực sự tập trung vào việc “cài đặt” những thói quen này cho mình và các cá nhân trong tổ chức của mình thì họ mới có thể xây dựng được một “văn hóa vượt trội” (winning culture) với đẩy đủ tính hiệu quả và nhân văn. Khi đó, mỗi hành vi và sự tương tác tự nhiên của các cá nhân đều sẽ thúc đẩy sự phát triển sứ mệnh, chiến lược và các giá trị cốt lõi của tổ chức.

Đâu là bộ "thói quen thành công" cần cài đặt?

Đó chính là bộ “7 Thói quen” của Stephen R. Covey, người từng được Tạp chí Time vinh danh là một trong số 25 người có ảnh hưởng nhất nước Mỹ. Được sáng tạo dựa trên những nguyên tắc vượt thời gian và những giá trị phổ quát về tính hiệu quả và nhân văn, tinh hoa của bộ thói quen này đã được Jim Collins (tác giả 3 cuốn sách kinh điển về quản trị: Build to Last, Good to Great & Great by Choice) đúc rút lại trong những dòng nhận định sâu sắc:

Có hàng trăm năm tích lũy trí tuệ về tính hiệu quả cá nhân, từ Benjamin Franklin đến Peter Drucker, nhưng những tư tưởng này chưa bao giờ được tổng hợp lại trong một phương pháp luận mạch lạc và gần gũi. Covey không những đã tổng hợp lại, mà còn sáng tạo nên một “hệ điều hành chuẩn mực” - một “Windows” cho tính hiệu quả của con người, và ông đã khiến nó trở nên dễ dàng áp dụng cho mọi tổ chức và cá nhân”.

Dựa trên nền tảng “hệ điều hành 7 Habits” này và phương pháp “kiến tạo văn hóa bằng thói quen” nói trên, một “công nghệ xây dựng văn hóa” nổi tiếng thế giới đã ra đời. Công nghệ này bao gồm một “hệ điều hành” cùng với công cụ và phương pháp cài đặt. Và chương trình đào tạo “7 Thói quen để Thành đạt” chính là cách thức để “chuyển giao” công nghệ đặc biệt này. Đến nay, “7 Thói quen để Thành đạt” cũng đã trở thành một kiệt tác trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp của thế giới và là một trong những chương trình đào tạo doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại.

Hơn 90% tập đoàn thuộc Fortune 100, 75% tập đoàn thuộc Fortune 500, và nhiều cơ quan chính phủ, cũng như các định chế giáo dục từ 164 quốc gia đã chọn chương trình đào tạo “7 Habits” này để cải biến văn hóa cho tổ chức của mình. “7 Habits” đã trở thành kiệt tác trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp của thế giới và là một trong những chương trình đào tạo doanh nghiệp có tầm ảnh hưởng nhất mọi thời đại.

(Theo FranklinCovey Việt Nam)

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 375