Có thể bạn đang là một nhà quản lý hay một nhân viên bình thường. Bạn có một tinh thần làm việc hăng say ngay cả khi áp lực công việc nặng nề, bạn hỗ trợ đồng nghiệp và nhân viên khi họ cảm thấy mệt mỏi, hay ở lại trễ khi cần thiết và bạn vẫn thường xuyên làm như vậy!
Tuy nhiên, có rất nhiều vấn đề xung quanh cuộc sống: chăm sóc gia đình, công việc, gặp gỡ các mối quan hệ, những hoạt động xã hội… Và bạn đã không khước từ bất kỳ lời đề nghị nào mặc dù đang rất giới hạn về mặt thời gian. Chính sự không khước từ, hay chính xác là bạn nói “vâng” trước tất cả những lời đề nghị đang tạo ra áp lực cho bạn nhiều hơn.
Dưới đây là 9 bước luyện tập giúp bạn thực hiện chiến lược “nói không” để dành thời gian cho những công việc thực sự quan trọng với mình hơn.
Biết nói không. Xác định cái gì là quan trọng và nhận biết nên “không” với cái gì. Nếu bạn không biết nên dành thời gian nhiều ở đâu, và không muốn dành thời gian ở đâu. Trước khi bạn có thể nói không một cách tự tin, việc đầu tiên nên làm là bạn hãy chắc chắn việc bạn muốn nói không với công việc đó. Còn tất cả những bước sau sẽ phục vụ bước này!
Đánh giá đúng: Đừng bao giờ làm tổn thương người khác khi họ yêu cầu bạn điều gì đó. Họ mong muốn một sự giúp đỡ từ bạn bởi vì họ tin tưởng ở mối quan hệ với bạn để có thể giúp đỡ họ. Vì thế hãy cảm ơn họ đã nghĩ về bạn hoặc một yêu cầu/ lời mời nào đó. Đừng lo lắng, điều này không dẫn tới việc bạn đã nói “Vâng” với vấn đề họ yêu cầu.
Nói không với yêu cầu chứ không phải với người yêu cầu. Bạn không từ chối người đó, chỉ từ chối lời đề nghị. Vì thế hãy thật dứt khoát. Hãy nói cho họ biết bạn tôn trọng lời mời của họ – có thể bạn bạn nên có thái độ ngưỡng mộ với công việc mà anh ấy đang làm, hoặc thừa nhận niềm đam mê và sự hào phóng của anh ấy. Đừng giả tạo nếu bạn không thích người yêu cầu bạn làm điều này, đơn giản bạn sẽ tạo ra sự lịch thiệp và tử tế giúp truyền tải ngụ ý bạn không khước từ anh ấy.
Càng cương quyết họ càng đánh giá cao. Nhiều người không từ bỏ việc “thuyết phục” bạn một cách dễ dàng. Đó là quyền của họ. Bạn đừng xâm phạm tới bất kỳ nguyên tắc nào bên trên, mà hãy cương quyết như chính họ cương quyết “thuyết phục” bạn. Họ sẽ tôn trọng bạn vì sự cương quyết ấy. Và bạn có thể làm sáng tỏ vấn đề nếu bạn muốn (tôi biết bạn không dễ dàng từ bỏ lời mời này đâu – nhưng thực sự tôi cũng giống bạn. Tôi cảm thấy tốt nhất là tôi nên nói “không” với vấn đề này)
Luyện tập. Chọn những tình huống dễ dàng, rủi ro thấp để luyện tập việc nói không. Nói không khi một người phục vụ giới thiệu cho bạn một món tráng miệng. Nói không khi ai đó cố gắng bán cho bạn thứ gì đó trên đường. Đi vào phòng, đóng cửa và nói không thật lớn 10 lần. Điều này nghe thật điên rồ, nhưng sẽ rất hữu ích trong việc bạn nói “không” với vấn đề nào đó.
Thiết lập việc ưu tiên nói không. Những lời đề nghị chúng ta một vấn đề lặp đi lặp lại nhiều lần, đôi khi là những yêu cầu nặng nề và phiền toái. Trong trường hợp đó tốt hơn hãy nói “không” trước khi những vấn đề đó được đưa ra. Hãy để những người đó biết rằng bạn đang tập trung cao độ với những thứ quan trọng trong cuộc sống và cố gắng giảm bớt tất cả những công việc khác xung quanh. Nếu đó là Sếp của bạn là người đưa ra cho bạn một yêu cầu, bạn nên thỏa thuận trước về việc nên dành thời gian của bạn ở đâu thì hợp lý hơn. Sau đó, khi yêu cầu đến với bạn, bạn có thể viện vào đó để có một cuộc đối thoại dễ dàng hơn.
Lấy lại dũng khí. Nếu bạn là người thường sử dụng lời nói “Vâng”, thì thực sự động viên bạn nên biết nói “không”, đặc biệt khi người yêu cầu không từ bỏ một cách dễ dàng. Bạn có thể cảm thấy giống như một người bạn xấu. Bạn có thể cảm thấy bạn giống như để ngã một ai đó hoặc không sống giống như tâm nguyện của mình. Có thể bạn sẽ mang một hình ảnh như vậy hoặc bị nói những lời không tốt đẹp. Những điều đó có thể là cái giá của việc “giác ngộ” cho cuộc sống của bạn. Bạn cần dũng cảm với những điều đó
Việc cố gắng luyện tập sẽ giúp bạn giảm được lượng công việc và dành nhiều thời gian cho những công việc thực sự quan trọng hơn. Bạn sẽ không chỉ làm tốt công việc của mình mà còn được coi trọng bởi Sếp và các đồng nghiệp, nhưng có thể bạn cũng sẽ đón nhận những nhận xét khác nhau từ nhiều phía. Và không có gì là không thể.
Họ chú ý tới những giới hạn của bạn - họ không cảm thấy bực tức vì bạn – nhưng khi bạn bỏ qua mọi thứ mà bạn không bao giờ biết là nó quan trọng: cảm giác của bạn cũng sẽ như mọi người, những người có thể nói “không” để dành thời gian có những việc cần nói “Vâng”. Nó không quá khó khăn để bạn cảm nhận những giá trị và sự cần thiết hơn khi cô ấy lúc nào cũng nói “vâng”
(Tổng hợp từ Harvard Business Review)