Ba phút cho bài phát biểu lôi cuốn

Theo kinh nghiệm, hơn hai thập kỷ huấn luyện giới điều hành phát biểu trước công chúng, tôi ít khi gặp một người nào có đủ cả thời gian và khuynh hướng để có một bài phát biểu tuyệt vời. Hầu hết họ chỉ đều hài lòng ở mức trung bình, đó cũng là một phần lý do tại sao có rất nhiều bài phát biểu rất kém. Rào cản không quá lớn, và hầu hết các nhà quản trị đều nhất trí là phải xóa bỏ rào cản đó.

Cần phải làm gì trong tình thế này? Ở đây, tôi cung cấp ba bước nhanh chóng mà các nhà lãnh đạo có thể sử dụng để cải thiện bài phát biểu sắp tới của họ. Các bước được khái niệm hóa tương đối phức tạp nhưng dễ thực hiện, do đó phù hợp với phong cách của những nhà quản trị đốc điều hành bận rộn và xử lý các rào cản tưn nhiên về thời gian và khuynh hướng

Trước tiên, bước ra từ phía sau bục và thiết lập mối quan hệ của bạn với khán giả

ba-phut-cho-bai-phat-bieu-loi-cuonTâm trí vô thức của chúng ta liên tục giám sát bốn khu không gian giữa chúng ta và những người khác. Chúng tôi đã vô thức phát triển một chiếc radar cực kỳ phức tạp này để giữ cho chúng ta an toàn, và điều này có ứng dụng quan trọng trong các bài phát biểu trước công chúng. Khoảng cách 12 feet hoặc hơn là không gian công cộng, và nó là không gian tự do nhất. Chúng ta không quan tâm đến bất cứ ai cách xa chúng ta hơn mười hai feet. Vì vậy, chúng ta không hề để tâm tới.

Khoảng cách từ mười hai feet đến bốn feet là không gian xã hội. Ở đây, chúng ta sử dụng sự chú ý nhiều như cách bạn với một ai đó đứng trong vòng tròn kế tiếp tại một bữa tiệc cocktail. Bạn để ý tới họ, nhưng bạn vẫn có thể tiếp tục nói chuyện với người khác.

Khoảng cách từ bốn feet đến 1 foot rưỡi, là khoảng không gian cá nhân nơi chúng ta chú ý nhất. Trong thực tế, chúng ta muốn giữ cho đôi mắt của chúng ta vào bất cứ ai trong không gian đó bất cứ lúc nào. Một lần nữa, đó là một vấn đề an toàn. Người đó là đủ gần với chúng ta để làm hại chúng ta, vì vậy chúng ta sẽ tập trung.

Cuối cùng, một foot rưỡi đến 0 là khoảng không gian thân mật, và ở mức này chúng tôi chỉ cảm thấy thoải mái đối với những người mà chúng ta thực sự tin tưởng.Vợ chồng, thành viên gia đình, bạn bè gần gũi, những người hấp dẫn bạn vừa gặp ở một bữa tiệc - đó là những người mà chúng tôi cho phép vào không gian thân mật.

Đâu là những ứng dụng đối với những bài phát biểu trước công chúng? Đứng đằng sau bục phát biểu có nghĩa là bạn đã gần như được bảo đảm là đứng xa mọi người nhiều hơn mười hai feet. Điều đó có nghĩa là ở cấp độ vô thức, không có ai quan tâm đến bạn. Vì vậy, một trong những cách dễ nhất để cải thiện phần trình bày của bạn là hâm nóng các kết nối giữa bạn và khán giả bằng cách rời khỏi bục phát biểu và cẩn thận bước vào không gian cá nhân của một số khán giả.

Nhờ  có màn hình và màn chiếu treo, bạn thậm chí không phải ngừng bài phát biểu của bạn , các thiết bị này sẽ giúp bạn biết rõ về tiến trình của bài phát biểu khi bạn cố gắng đi bộ và nói chuyện cùng một lúc.

Di chuyển về phía khán giả của bạn, đặc biệt là các thành viên cụ thể, khi bạn muốn nhấn mạnh một điểm quan trọng, hay báo hiệu nghỉ giải lao hay thay đổi một chủ đề. Đây là cách thức đơn giản nhưng lại cải thiện rất lớn sự kết nối giữa bạn với khán giả, thậm chí không cần nâng cao giọng.

Thứ hai, lắng nghe khán giả

Điều này nghe có vẻ hơi lạ - chẳng phải khán giả đến để nghe bạn phát biểu sao? Nhưng tất cả các giao tiếp thành công đều là hai chiều, và lắng nghe khán giả của bạn là một cách tuyệt vời để tăng uy tín của bạn. Điều này sẽ giữ mọi người thích thú ngồi nghe bạn nói.

Vậy lắng nghe khán giả thế nào? Cách tốt nhất là thường xuyên có một thời gian nghỉ trong bài phát biểu của bạn - ít nhất hai mươi phút, và tốt nhất là mười phút - để bạn dừng lại và xem phản ứng của khán giả. Hỏi xem họ có câu hỏi, phản ứng gì yêu cầu gì không? Đặt câu hỏi để gắn các kinh nghiệm riêng của khán giả với những gì bạn đang nói.

Bạn có  thể để phần hỏi đáp ở cuối bài phát biểu, nhưng như thế thì hiệu quả sẽ thấp hơn. Khán giả có thể quên câu hỏi mà họ vừa nghĩ tới cách đây mười phút.

Bây giờ,  đây là một phần quan trọng. Khi bạn hỏi khán giả điều gì đó, bạn phải chờ sự phản hồi. Nếu bạn chờ một hoặc hai phần nghìn giây, bởi vì bạn đang căng thẳng, và sau đó quyết định rằng không có ai sẽ nói gì, và tiếp tục bài phát biểu của bạn, bạn dường như đã nói với khán giả là đừng bao giờ trả lời. Diễn giả đã tự đạt ra các quy định.

Và đây là một phần quan trọng khác. Khi bạn lắng nghe khán giả, hãy lắng nghe bằng toàn bộ cơ thể của bạn. Điều đó có nghĩa là dừng bất cứ việc gì mà bạn đang làm, quay toàn bộ cơ thể về phía người đang hỏi và giữ nguyên như vậy. Điều này có vẻ rất khó đối với một diễn giả bận rộn, nhưng nó cần thiết nếu bạn có được những lợi thế của lắng nghe. Nhiều diễn giả chỉ nghe được một nửa câu hỏi và bắt đầu di chuyển khi người hỏi chưa kết thúc. Điều đó không lôi cuốn mà gây khán giả chán nản.

Cuối cùng, tập trung vào ý định cảm xúc cho khoảng ba phút trước mỗi cuộc họp hay bài phát biểu quan trọng

Nhiều giám  đốc điều hành nhầm lẫn khi nghĩ rằng lãnh đạo không có nghĩa là không được thể hiện cảm xúc. Đó là một sai lầm lớn. Hãy nghĩ về nhà lãnh đạo thành công, có uy tín, như Steve Jobs, hoặc chính trị gia ưa thích của bạn. Mọi người phản hồi cho họ vì niềm đam mê đối với đối tượng của họ, sự nghiệp và sản phẩm của họ. Lòng tin đến từ sự tập trung của những cảm xúc mãnh liệt và lan truyền - như niềm vui thú, sự nhiệt tình, giận dữ - vì vậy dành một vài phút để sống với cảm xúc mạnh mẽ đó trước khi bạn bước ra ngoài để bắt đầu phát biểu hay tham gia vào một cuộc họp. Nếu bạn thực hành điều này, bạn sẽ thể hiện với sức thu hút và tràn đầy năng lượng, và mọi người sẽ bị thu hút về phía bạn.

Làm thế  nào để tập trung? Đầu tiên là phải xác định cảm xúc, sau đó nghĩ về một thời gian khi bạn trải nghiệm chúng một cách tự nhiên. Nhớ lại khoảng thời gian đó là mạnh mẽ nhất mà bạn có thể, kích thích năm giác quan, chỉ vài phút trước khi cuộc họp hay bài phát biểu. Cái trải nghiệm đó có vị như thế nào? Mùi vị ra sao? Nghe như thế nào? Cảm nhận ra sao? Trông thế nào? Trải qua những gợi ý cảm giác và đặt bản thân bạn trở lại vào thời điểm  hiện tại, đồng thời mang những cảm xúc đó vào cuộc sống. Sau đó bước ra ngoài và thể hiện hết khả năng của mình.

Thực hành ba bước đi tắt này để có được kỹ năng truyền thông lãnh đạo hiệu quả, theo dõi những rào cản đã dịch chuyển cao hơn và sự cải thiện trong phần thể hiện của bạn.

(ST)

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 375