Nếu bạn muốn biết những gì người khác đang nghĩ, đừng dựa vào những bản báo cáo do người khác làm.
Các chiến dịch chính trị thường đặc biệt xuất sắc trong lĩnh vực này khi kiểm tra các thông điệp của thị trường và tiến hành trưng cầu dân ý. Bằng việc đánh giá ảnh hưởng và nhận thức, họ có thể định hình và tái định hình thông điệp của mình để có được ảnh hưởng tốt hơn. (Một số người có thể cho rằng điều này là việc chạy theo thị hiếu, những người khác có thể coi đó là hành động phản ứng nhanh).
Các nhà lãnh đạo doanh ngiệp không cần thiết phải thuê người thăm dò ý kiến nhưng họ cần phải nhận thức rõ hơn ảnh hưởng của thông điệp của họ. Hầu hết các nhà quản lý rất giỏi trong việc đưa ra những thông điệp; thường thường theo sau đó là một thách thức, nhưng một thách thức lớn hơn thường đánh giá hiệu quả của thông điệp.
Chúng ta có thể nhận thấy điều này rõ nhất thông qua những nỗ lực chuyển đổi cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Rất nhiều năng lượng và sự nhiệt tâm được sử dụng vào việc đưa ra những lời lẽ nhận xét về “cơ hội lớn” nhưng tương đối ít vào việc lắng nghe và đánh giá ảnh hưởng của nó.
Đi dọc hành lang. Hãy làm cho bản thân bạn trở thành hiện hữu với nhóm làm việc của bạn bằng cách sử dụng thời gian xuất hiện trong khu vực làm việc của họ. Hãy làm cho bản thân bạn dễ tiếp cận để mọi người có thể để bạn tham gia vào cuộc đối thoại. Hãy chuẩn bị để bắt đầu những cuộc nói chuyện về việc tiến hành tung ra thị trường một sản phẩm mới, việc nâng cao chất lượng dịch vụ hay là các đề xuất nâng cao hiệu quả. Hỏi mọi người xem những điều đó có ích gì với họ.
Lắng nghe ý kiến phản hồi. Hãy cho mọi người thời gian để trả lời. Hỏi những câu hỏi có liên quan đến kinh nghiệm của họ vì vậy bạn có thể có được những câu trả lời hiệu quả nhất. Khi bạn nghe những câu trả lời như vậy, mọi người có thể không dám trả lời một cách trung thực. Hãy đàm thoại trực tiếp để khuyến khích mọi người chia sẻ nhiều thông tin hơn.
Báo cáo những ý kiến phản hồi. Hãy để đồng nghiệp của bạn biết những gì bạn đang được nghe và điều đó có nghĩa gì. Ví dụ, nếu bạn khám phá ra rằng khách hàng không thích việc nâng cấp dịch vụ, hãy báo cáo về điều đó. Giống như nếu nhân viên hào hứng về một ý tưởng đề xuất mới, hạn có thể cảm thấy phấn khởi nhưng hãy bám chặt vào đó để có thêm những thông tin cập nhật. Rất nhiều ý tưởng đề xuất đổi mới được tiếp nhận một cách tích cực chỉ để sau đó lụi tàn do thiếu sự ủng hộ.
Báo cáo về những sửa đổi. Nếu bạn thực hiện một thay đổi lớn, hay thậm chí là một sự thay đổi nhỏ, hãy chia sẻ nó. Cũng tương tự vậy, hãy làm những việc tiếp theo để xem điều đó hiệu quả như thế nào. Điều này đặc biệt quan trọng khi có sự ngần ngại ban đầu. Một vài điều có tác dụng mạnh hơn lời nói của một người quản lý cấp cao: “Chúng tôi lắng nghe bạn nói và chúng tôi đang tạo ra sự thay đổi.” Điều đó tạo cho người lãnh đạo uy tín chừng nào có sự khởi động ban đầu hợp lý.
Tiến hành kiểm tra thăm dò. Lãnh đạo doanh nghiệp không cần thiết phải tiến hành một cuộc trưng cầu thăm dò ý kiến nhưng tiền hành thăm dò xung quanh việc mọi người đang nghĩ gì, cảm nhận gì và làm gì liên quan đến những đề xuất đổi mới của công ty có thể hữu ích. Những cuộc khảo sát thăm dò ý kiến như vậy có thể được thực hiện một cách đơn giản và hiệu quả về mặt chi phí trên mạng. Một lần nữa, báo cáo kết quả với mọi người vì vậy bạn có thể giúp cho tổ chức của bạn có thể được cập nhật thông tin liên tục.
Có một điểm bổ sung về những tin tức nổi trội trên các trang bìa có liên quan đến truyền thông trong những thời điểm nhạy cảm. Trong khi các tin tức kinh tế lúc này thường ảm đạm, thì cũng có những mẩu tin tốt, hay theo các gọi của các học giả là “những tiếng súng xanh”. Nếu những tin đó có liên quan đến doanh nghiệp của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn có thể tạo ra điểm liên kết giữa những tin tức tốt lành đó với những gì mà nhóm của bạn đang làm. Đừng giả định rằng người khác sẽ chỉ ra điều đó: kết nối điều đó cho họ. Ví dụ, nếu bạn trong lĩnh vực năng lượng thay thế, hãy ủng hỗ việc chi ngân sách liên bang cũng như việc chấp nhận bán chịu trong nhận thức của người tiêu dùng và nhu cầu của doanh nghiệp.
Nhà lãnh đạo cần phải “bắt mạch” được hoạt động của tổ chức. Rất nhiều người sợ bị có cái nhìn phiến diện bởi những gì họ không biết- giống như thiếu các nguồn lực, năng lực, nhân lực và tài năng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Những người dùng thời gian để ra bên ngoài và tìm hiểu nhân viên của mình thì có ít những nỗi sợ như vậy. Họ biết tỷ lệ các nguồn lực và do đó có thể dẫn dắt tổ chức với một nhận thức tốt hơn.
(Nguồn: TuanVietNam)