Cách điều khiển cuộc phỏng vấn như một chuyên gia nhân sự

Nếu bạn đang muốn chọc cười, hãy hỏi một chuyên gia nhân sự về những thảm họa trong phỏng vấn và tuyển dụng của họ. Từ việc thông báo với ứng viên sai ngày, mồ hôi đầm đìa và không tự tin với giao tiếp mắt cho đến việc đi giầy hở mũi và mặc áo trễ cổ.

Nhưng buổi trao đổi sẽ nhuốm màu tệ hại hơn khi bạn hỏi các chuyên gia tuyển dụng này về những lỗi hoặc những ứng xử không phù hợp mà họ chứng kiến hoặc đôi khi chính họ trải qua trong quá trình làm việc.

Tuyển dụng không phải là chuyện cười

Đâu là sự khác biệt ở đây? Có một số nguyên tắc ở đây. Nếu một ứng viên xin việc thể hiện không tốt trong buổi phỏng vấn, anh ta có thể bỏ qua cơ hội này, rút kinh nghiệm cho lần sau tốt hơn. Không có gì nguy hiểm, cũng không có gì phải xấu hổ. Nhưng người phỏng vấn lại không có “đặc ân” này, bởi vì một buổi phỏng vấn tệ có thể dẫn đến việc tổn thất chi phí trong công việc, hoặc tệ hơn có thể dẫn đến những rủi ro về pháp lý.

Tác giả Sharon Armstrong đã từng chỉ ra trong cuốn sách “As The Essential HR Handbook” rằng những chuyên viên tuyển dụng không có kinh nghiệm hoặc không chuyên nghiệp thường mắc nhiều sai lầm như là ứng viên xin việc, bao gồm việc nghe điện thoại, kiểm tra mail, hoặc đánh máy trong buổi phỏng vấn. Tuy nhiên, có một mối bận tâm lớn khác là chuyên viên tuyển dụng thường hỏi những câu hỏi phỏng vấn không liên quan.

Việc biết để tuyển dụng thông minh là một điều tất yếu cho bất kì nhà tuyển dụng nào nhằm tránh trách nhiệm pháp lý liên quan, để có quá trình tuyển dụng hiệu quả.

Những lưu ý này không chỉ dành riêng cho những buổi phỏng vấn trực tiếp nghiêm túc mà theo các chuyên gia nhân sự họ cũng tôn trọng nó trong cả những buổi phỏng vấn nói chuyện thoải mái.

Điểm mấu chốt là, bất kể ai là người điều phối buổi phỏng vấn, một nhân viên phòng nhân sự, một trưởng phòng hoặc ngay cả người chủ doanh nghiệp cũng cần được đào tạo những câu hỏi nên hoặc không nên hỏi trong quá trình phỏng vấn.

Những cái “không” cần tránh trong tuyển dụng

Sau đây là một số gợi ý về những lỗi thường gặp khi tiến hành buổi phỏng vấn

1.      Không đọc CV ứng viên

Đọc CV trước để giúp bạn làm quen với ứng viên, nhận diện ứng viên tiềm năng, người bạn muốn tìm hiểu thêm trong buổi phỏng vấn và những kĩ năng công việc cụ thể bạn muốn biết thêm. Một cái nhìn tổng thể về một CV tốt sẽ giúp bạn hình thành những câu hỏi thích hợp để tìm ra được ứng viên phù hợp.

2.       Không chuẩn bị câu hỏi trước

Cố tiến hành một buổi phỏng vấn khác thường là một ý tưởng tồi. Luôn luôn chuẩn bị danh sách câu hỏi giúp khai thác, tìm ra được thông tin bạn muốn từ ứng viên. Điều đó sẽ giúp bạn tránh những lỗi có thể bật ngửa ra sau sự thật rằng bạn không tìm thấy được thứ mình muốn từ buổi phỏng vấn.

3.      Giành phần nói trong buổi tuyển dụng

Một phần quan trọng của việc biết cách phỏng vấn là đặt câu hỏi, sau đó ngồi và lắng nghe. Một trong những lỗi lớn nhất trong phỏng vấn của nhà tuyển dụng là không chuẩn bị câu hỏi và nói quá nhiều trong suốt buổi phỏng vấn, dù là công việc, công ty hoặc chính họ và không cho ứng viên cơ hội để đưa ra được những thông tin quan trọng

4.       Không hỏi những câu hỏi sâu

Ngay cả những ứng viên tốt nhất cũng không phải là người trả lời phỏng vấn hay nhất. Đôi khi căng thẳng luôn chi phối chúng ta. Đó cũng là điều quan trọng đối với chuyên gia tuyển dụng khi phải hỏi thêm những câu hỏi khai thác sâu đối với những ứng viên có câu trả lời quá ngắn gọn hoặc chung chung. Hãy hỏi về một ví dụ cụ thể và những thông tin thêm

5.       Lạc đề

Những chuyên viên tuyển dụng mới vào nghề hoặc chưa có kinh nghiệm sẽ cố phá tan bầu không khí căng thẳng bằng việc hỏi ứng viên những việc không liên quan, như thể anh/chị có bao nhiêu con rồi? Ngay cả khi những câu hỏi đó khá vô thức nhưng những câu hỏi cá nhân có thể dẫn đến rủi ro không đáng có. Cách tốt nhất để bám sát vào chủ để đối với những đoạn hội thoải nhỏ là những câu hỏi liên quan đến kết quả làm việc của ứng viên như “Anh/Chị đã tham gia vào  ngành này như thế nào?”, “Điều gì khiến Anh/Chị quan tâm đến công ty chúng tôi?

6.       Không kiểm tra thông tin đối chiếu

Luôn hỏi ứng viên về những thông tin đối chiếu tham khảo trước khi họ rời buổi phỏng vấn. Điều này chứng tỏ liệu ứng viên có chuẩn bị cho những yêu cầu này, và họ có tự tin về những thông tin đối chiếu của họ. Sau đó, nếu công ty quan tâm có thể kiểm tra. Một số ứng viên nhìn có vẻ tốt, đáp ứng yêu cầu của công ty nhưng lại không phải. Trong khi đó, có những ứng viên hồi hộp chưa thể hiện tốt lắm lại là những ứng viên tốt thật sự. Đó là lí do tại sao bạn nên kiểm tra lại.

Có thể một buổi phỏng vấn tồi là một chuyện cười, nhưng khi bạn là chuyên gia nhân sự tuyển sai người thì đây khó có thể là câu chuyện cười. Một lỗi trong tuyển dụng có thể làm công ty thiệt hại do tinh thần làm việc yếu kém của nhân viên, khả năng phục vụ khách hàng kém, lòng trung thành thấp cũng giống như một đường lợi nhuận thấp vậy. Đây cũng chính là lí do vì sao chuyên gia nhân sự phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng và khả năng phỏng vấn tự tin.

Quyên Trần

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 376