Đơn thuốc cho những người nghiện công việc

Nếu có một dạng nghiện ngập tràn lan ở nơi làm việc ngày nay, đó là chính là chứng nghiện làm việc. Bạn đã biết các triệu chứng: một nhân viên điên cuồng vội vàng liên tục hoàn thành các nhiệm vụ, một người cầu toàn và khó chịu khi mọi thứ không diễn ra đúng ý mình và một kẻ đầu óc bị ám ảnh bởi một thứ duy nhất – những vấn đề liên quan tới công việc.

 

Nghiện công việc có thể gây ảnh hưởng xấu đến các mối quan hệ tại nơi làm việc (và ở nhà). Nó có thể làm suy yếu cuộc sống gia đình và sức khỏe cá nhân. Điều này có thể khiến bạn đánh mất những điều thực sự quan trọng trong công việc và trong cuộc sống. Nếu bạn thấy mình đã có những triệu chứng của một người nghiện công việc, thì đã đến lúc bạn phải tìm thuốc điều trị.

VỊ THUỐC SỐ 1: SẮP XẾP THỜI GIAN

Tương tự cách bạn lên lịch các khoảng thời gian dành cho các nhiệm vụ công việc, hãy lên lịch cho cuộc sống cá nhân của bạn - gia đình, bạn bè, hay sở thích của cá nhân. Việc này có thể khó khăn lúc đầu, nhưng cuối cùng sẽ nhận được kết quả xứng đáng. Sắp xếp một chuyến đi chơi hàng tuần với con cái, vợ, chồng hoặc bạn bè, hoặc lý tưởng là hãy về nhà sớm một lần một tuần

VỊ THUỐC SỐ 2: BỎ ĐỒNG HỒ CỦA BẠN ĐI

Những người nghiện công việc thường rất hay tập trung vào cái đồng hồ. Khi đang thực hiện các dự án quan trọng, hãy loại bỏ chiếc đồng hồ ra khỏi tầm mắt của bạn. Nếu bạn cần nhắc nhở thời gian theo chu kỳ, hãy cài đặt báo thức cho mỗi 30 phút. Liệu điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu? Có. Tuy nhiên, sau một thời gian, bạn sẽ cảm thấy tập trung hơn và năng suất hơn. Hãy thử các chiến lược loại bỏ đồng hồ bỏ trong lần tới khi bạn phải ngồi tại làm việc tại bàn trong hơn một giờ.

VỊ THUỐC SỐ 3: CAI NGHIỆN TỪ TỪ

Nghiện làm việc là một chứng nghiện. Cũng như bất cứ kiểu nghiện nào khác, bạn cần cai nghiện thật từ từ, nhẹ nhàng. Vậy, bạn phải làm thế nào? Hãy giảm từ từ thời gian bạn dành cho công việc. Giả sử bạn đang dành 60 giờ một tuần vào các vấn đề công việc và bỏ qua gia đình của mình. Hãy đặt ra mục tiêu: Đối với mỗi tháng trong vòng tám tháng tới, bạn sẽ giảm thời gian làm việc của mình đi hai giờ một tuần. Trong tám tháng, thời gian làm việc hàng tuần thông thường của bạn sẽ là 44 giờ.

VỊ THUỐC SỐ 4: ĐẶT RA CÁC ƯU TIÊN

Một nhiệm vụ hoặc dự án xuất hiện trong danh sách ưu tiên của bạn ở vụ trí càng cao, thì bạn càng phải nỗ lực hơn và dành nhiều thời gian hơn cho nó. Ngược lại, hãy cho phép bản thân đặt những việc thuộc loại ưu tiên thấp sang một bên nếu cần thiết. Giả dụ, bạn có 12 dự án đang cần giải quyết. Hãy sắp xếp chúng theo thứ tự về độ quan trọng. 5 dự án ở top đầu có thể xứng đáng để bạn chú ý. 7 dự án ở thứ hạng thấp hơn thì có thể đợi.

VỊ THUỐC SỐ 5: ĐỂ Ý ĐẾN CÁCH CƯ XỬ CỦA BẠN

Những người nghiện công việc thường có những biểu hiện thiếu kiên nhẫn và tức giận khi mọi việc không được thực hiện đúng cách hoặc không nhanh chóng. Hãy để ý đến phản ứng của bản thân và giữ một danh sách 5 "bình luận giận dữ" trên bàn làm việc của bạn. Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mất kiên nhẫn hoặc buồn bã, hãy nhìn lướt qua danh sách đó và ngăn chặn các hành vi “nguy hiểm” trong danh sách đó.

VỊ THUỐC SỐ 6: TẬN HƯỞNG QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC

Người nghiện công việc thường tạm bằng lòng chỉ khi họ đã hoàn thành công việc. Ngày mai, hãy dành thời gian suy nghĩ về cách thức bạn làm việc – các nghiên cứu bạn thực hiện, những người bạn gặp, các công cụ bạn sử dụng - và “tận hưởng” các kỹ năng liên quan đế thực hiện những điều đó. Dành hai hoặc ba phút trước khi bắt đầu bất kỳ công việc nào, và liệt kê những điều bạn thích nhất về nó.

VỊ THUỐC SỐ 7: SAN SẺ CÔNG VIỆC CHO NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Dù lúc ban đầu thật khó, hãy bỏ qua một số nhiệm vụ và giao trách nhiệm cho người khác. Hãy thật kiên định, cho dù kết quả có ra sao, để cảm ơn vì những nỗ lực của họ. Trong một dự án lớn, hãy ủy thác công việc cho những người khác. Hãy xác định rằng bạn sẽ chỉ thỉnh thoảng  “vào kiểm tra”.  Kết quả: bạn sẽ học được cách tránh hội chứng tôi – làm –hết – một đặc trưng của chứng nghiện công việc.

VỊ THUỐC SỐ 8: HỌC CÁCH NÓI KHÔNG

Bạn không cần phải làm tất cả mọi thứ. Hãy học cách từ chối những yêu cầu không phù hợp với các ưu tiên thực sự của bạn. Ước lượng thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ hiện tại và sắp tới. Một khi bạn đang ở mức 110 phần trăm của thời gian bạn có, đã đến lúc bắt đầu nói không với yêu cầu mới.

VỊ THUỐC SỐ 9: HÃY NGHĨ ĐẾN NHỮNG NGƯỜI KHÁC

Một nghiên cứu khoa học cho thấy rằng người nghiện việc có thể làm hại cuộc sống gia đình và có ảnh hưởng xấu đến cả những hành vi của con em bạn. Hạnh phúc của những người quan trọng đối với bạn là lý do xứng đáng để bạn “cai” việc. Hãy đặt một bộ sưu tập ảnh gia đình ở gần bàn làm việc hoặc không gian làm việc của bạn. Khi cảm thấy mình làm việc quá sức hoặc áp lực dồn dập, hãy lướt qua các bức ảnh và ghi nhớ những gì bạn ưu tiên nhất trong cuộc sống.

VỊ THUỐC SỐ 10: TỰ THƯỞNG CHO SAI LẦM CỦA MÌNH

Không, người nghiện công việc không thích những sai lầm. Vì vậy, lần sau khi bạn mắc phải một sai lầm thì hãy chúc mừng chính mình - không phải vì những sai lầm mà là về khả năng vượt qua cảm giác cầu toàn của bạn. Hãy thực hiện phương pháp sau của một người “từng – nghiện-việc”: Khi bạn phải một sai lầm, dù nó nhỏ đến đâu, hãy thả một đồng xu vào trong một cái lọ để bên cạnh bạn và nở một nụ cười. Sau đố, dành khoản tiền bạn đã tích lũy được cho thứ gì đó thú vị để thưởng cho chính mình.

VỊ THUỐC SỐ 11: CỐ GẮNG LẤY ĐƯỢC THÔNG TIN PHẢN HỒI

Hãy tìm một đồng nghiệp hoặc một người bạn mà bạn tin tưởng và yêu cầu họ phân tích thẳng thắn về hành vi làm việc của bạn. Hy vọng rằng họ sẽ giúp bạn phân biệt đâu là những hành vi làm việc thực sự chăm chỉ và hiệu quả, đâu chỉ là những hành vi của một người nghiệm việc. Trong vài tháng tới, hãy ngồi trò chuyện với họ một lần mỗi tuần. Hãy nghiên cứu những nhiệm vụ chưa hoàn thành của ban. Mô tả cách bạn tiếp cận chúng. Lắng nghe ý kiến ​​của họ và cố gắng biến chúng thành thói quen hàng ngày của bạn.

VỊ THUỐC SỐ 12: NUÔI DƯỠNG SỞ THÍCH MỚI

Có thể đó là một môn thể thao hoặc các hoạt động thân thể, hoặc có thể đó là một sở thích mới. Hãy chọn một thứ gì đó hấp dẫn bạn trong một thời gian dài và nhẹ nhàng đón nhận nó như là một sự giải trí trong thời gian rảnh rỗi. Hãy chọn những thứ bạn có thể làm trong những phút rảnh rang cũng như trong cả những khoảng thời gian dài.  Một khi làm được điều đó, bạn sẽ dần giảm nghiện việc - và có thêm niềm vui đích thực cho cuộc sống.

LỜI KẾT

Làm việc chăm chỉ trong thời gian dài và cống hiến là tất cả các đặc điểm giúp bạn có thể trở thành một doanh nhân thành đạt, nhưng đừng để sự chăm chỉ biến bạn trở thành  một người nghiện việc. Khi đó, công việc kinh doanh của bạn cũng phát triển hơn và bạn cũng sẽ hạnh phúc hơn.  

(Theo Saga)

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377