LÀM SAO ĐỂ THU HÚT SỰ CHÚ Ý CỦA KHÁCH HÀNG?

Sujan Patel – doanh nhân, chuyên gia tiếp thị khách hàng và là đồng sáng lập Web Profits đã nhận định rằng bên cạnh việc tạo môi trường thuận lợi để rút ngắn khoảng cách giữa doanh nghiệp với khách hàng thì công nghệ ngày nay thực hiện vai trò này rất tốt. Tuy nhiên, nhiều lãnh đạo, quản lý trong môi trường kinh doanh vẫn chưa tận dụng triệt để nguồn lợi này.

Do đó, nếu muốn xây dựng một doanh nghiệp thành công, cần tập trung vào xây dựng mối quan hệ với ba nhóm chính: khách hàng, người ảnh hưởng và đối thủ cạnh tranh.

Dưới đây là những chia sẻ của Sujan Patel về lợi ích khi xây dựng ba mối quan hệ này, đặc biệt dành cho giám đốc kinh doanh:

1. Đón nhận sự yêu mến của khách hàng.

Nhiều người làm kinh doanh luôn tự bao biện rằng: “Đã làm kinh doanh thì phải xây dựng mối quan hệ với khách hàng”. Tuy nhiên, nói thì vẫn dễ hơn làm. Hãy tự suy ngẫm trong những mối quan hệ của doanh nghiệp hiện có, có phải khách hàng là đối tượng quan trọng nhất đồng thời cũng là mối quan hệ khó duy trì nhất.

Đó là vì khách hàng biết khi nào thì tổ chức không còn đáp ứng đủ nhu cầu của họ. Hoặc họ đã bị thu hút bởi những thương hiệu khác có nhiều ưu đãi hơn. Vì vậy bài toán được đặt ra: làm sao để có thể củng cố một mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng?

Bản thân người giám đốc kinh doanh khi đảm nhận vai trò của mình, sẽ hiểu nên làm gì để thu hút khách hàng dùng sản phẩm/dịch vụ của công ty. Đó là phải biết lắng nghecải tiến.

Trước khi Sujan Patel bắt đầu bất cứ chương trình hay chiến dịch marketing nào ông cũng nghiên cứu rất kỹ những khách hàng của mình. Ông đều tự hỏi: công ty đang muốn marketing đến ai? Nhu cầu khách hàng cần nhất là gì? Những câu hỏi đơn giản này giúp ông hiểu hơn về thị hiếu người tiêu dùng và cách mà doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu đó hay không.

 

 

 

2. Người ảnh hưởng sẽ hợp tác cùng.

Mọi ngành công nghiệp đều có những tác nhân thúc đẩy riêng. Họ là những người có thể tạo ra xu hướng, nhu cầu mới trong một mảng nhất định. Và kết nối thương hiệu của công ty với những người có sức ảnh hưởng này sẽ mang đến kết quả kinh doanh khả quan đặc biệt là cho CCO và tổ chức.

Xây dựng mối quan hệ tương tác trực tiếp với khách hàng là điều quan trọng, nhưng đó không phải là cách duy nhất. Đôi khi, một sự kiện bên ngoài có thể mang đến nhiều đối tác có giá trị trong kế hoạch xây dựng tạo mối quan hệ. Tuy nhiên, trước tiên, cần có mối quan hệ sâu sắc với những người có sức ảnh hưởng trước đã.

Trong vòng vài năm qua, Sujan Patel đã kết nối với các marketer và chuyên gia ứng dụng trong lĩnh vực đang kinh doanh. Ông kết nối với họ qua email và “chăm sóc” mối quan hệ với những người này. Việc làm này mang đến lợi ích cho hai bên. Bởi sự cộng sinh sẽ giúp đôi bên có thể hỗ trợ và hợp tác hay giới thiệu những người khác phù hợp hơn cho nhau.

Nhất là trong thời đại thị trường luôn biến đổi, việc tăng cường nhiều mối quan hệ - đối tác sẽ giúp CCO có thể linh động giải quyết nhiều công việc liên đới, không những vậy hình ảnh doanh nghiệp có thể được gián tiếp lan tỏa nhiều hơn.

 


3. Đối thủ trở thành đối tác

Thay vì nghĩ về đối thủ theo cách muốn “tiêu diệt”, mọi người có bao giờ thử nghĩ về họ như một nguồn lực tiềm năng không? Cả công ty và công ty đối thủ đều cùng theo đuổi một nhóm khách hàng tiềm năng, nên sẽ thường xuyên theo dõi thông tin của nhau. Hơn nữa, cùng phân khúc thị trường thì sức lan tỏa sản phẩm liên quan sẽ nhanh chóng được khách hàng chú ý và biết tới nhiều hơn.

Ví dụ, Sujan Patel học được từ CEO của Growbots rằng quảng cáo là một kênh kém hiệu quả cho cả hai doanh nghiệp vì chi phí chuyển đổi là quá cao, nên cần có phương án quảng bá khác vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, không nói xấu đối thủ cạnh tranh, điều này thể hiện trong đạo đức nghề.

Thay vì ngồi nghĩ ra những “chiêu thức” cạnh tranh không lành mạnh thì nên tập trung nhiều vào đầu tư sản phẩm/dịch vụ để được khách hàng tin dùng. Nếu sản phẩm/dịch vụ không tốt mà quảng bá tốt thì cũng không duy trì được lâu.

Nếu công ty tập trung vào những gì khách hàng mong muốn thì họ sẽ tin tưởng thương hiệu nhiều hơn. Và một khi đã có sự tin tưởng đó thì công ty dễ dàng quảng bá và xây dựng mối quan hệ vững chắc như ý muốn.

Theo Entrepreneur


Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC KINH DOANH

Chief Customer Officer (CCO)

Góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp
cho cộng đồng doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377