Làm thế nào để kiểm soát sự lo ngại và Quản lý rủi ro trong các doanh nghiệp nhỏ?

Là một doanh nhân thành công và đáng học hỏi, nhưng cũng có thể mang đầy những rủi ro vốn có. Khi bạn khởi nghiệp mà mọi thứ đều diễn ra thuận lợi: tài chính tốt, cơ hội nghề nghiệp, mối quan hệ gia đình và cả sức khỏe của bạn đều tốt. Ngay cả những doanh nhân thành công nhất cũng sẽ nói với bạn rằng: Đến một lúc nào đó những thuận lợi có thể sẽ khép lại, chắc chắn phải tự hỏi mình rằng: “Tôi có thể gặp rủi ro không?”

Bởi vì rủi ro không phải là một vấn đề có thể thương lượng được khi nó xảy đến với mỗi doanh nghiệp, nhiệm vụ của bạn là phải xác định được ranh giới cơ bản của doanh nghiệp về rủi ro: mức độ rủi ro mà bạn có thể yên tâm, chủ động và sau đó tìm cách làm thế nào để quản lý nó. Theo thời gian, bạn sẽ muốn có được những sự chuẩn bị trước, thách thức nhiều rủi ro hơn và tiếp tục giải quyết những mức độ rủi ro cao hơn có thể xảy ra. Bạn sẽ nhớ lại câu ngạn ngữ xưa “Nguy cơ càng nhiều, cơ hội càng lớn”

Nếu bạn đã và đang lưỡng lự trong việc hành động trước những rủi ro kinh doanh sắp tới, thì những nội dung nêu ra dưới đây sẽ chứng minh vấn đề mà bạn lo lắng, và việc bạn đang xử lý rủi ro kinh doanh nhiều hơn là quản lý rủi ro.

Những rủi ro cơ bản: có thể xử lý nó không?

Rủi ro thì được định rõ như là một khả năng mà nó xuất phát từ chính những động thái của bạn – hoặc là bạn không muốn hành động gì cả – để rồi có thể dẫn tới thua lỗ; một kết quả không mong muốn. Khi mà bạn thiết lập một chuỗi những rủi ro cơ bản, nó sẽ là cơ sở để đo lường tất cả những hành động khác xung quanh hoạt động kinh doanh.  Ví dụ, những rủi ro cơ bản thấp nhất có thể là “Nếu tôi làm công việc X, và nó dẫn tới thất bại, tôi sẽ không phải thức trắng đêm lo lắng vì nó – tôi có thể xử lý nó”.

Dưới đây là cách thiết lập một chuỗi rủi ro cơ bản:

- Phát triển một danh sách rủi ro kinh doanh mà có thể xảy ra trong 30 ngày tới

- Kế tới, xác định một cơ chế đo lường rủi ro cho mỗi một cấp độ (thấp, vừa phải hoặc cao)

- Sau đó triển khai những gì bạn cảm thấy cần thiết, ví dụ một cột biểu hiện là “a/ tôi có thể xử lý nó, b/ tôi không thể xử lý nó”

Một khi bạn xem lại danh sách này,  bạn sẽ có một ý  tưởng tốt hơn trước những ngưỡng nguy cơ mà mình sẽ gặp phải. Bây giờ bạn hiểu khả năng chịu đựng những rủi ro của mình, và bắt đầu quản lý nó tốt hơn.

Quản lý rủi ro

Bây giờ bạn đã định rõ và đánh giá được những rủi ro cơ bản, bạn sẵn sàng quản lý được nó. Quản lý rủi ro có thể đồng nghĩa với việc. Bạn có thể a/ không làm gì cả, b/ chuyển giao rủi ro đó, c/ tối thiểu hóa rủi ro để kết quả cuối cùng từ những điều không mong đợi cho đến những hoàn cảnh mà mình đợi hơn.

Khi đối mặt với rủi ro, hầu hết chúng ta hoàn toàn không làm gì. Điều buồn cười là không hành động cũng là một sự lựa chọn và nó cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của bạn. Nhưng có một điều là bạn đã vô tình làm một quyết định cho vấn đề mà bạn đang lo ngại, bắt đầu với kế hoạch A:  Ý kiến, giải pháp về một kịch bản cho bất kỳ nhiệm vụ hay quyết định nào. Hãy nhớ rằng, khi bạn giao dịch với những những bên liên quan bên ngoài bao gồm: nhà cung cấp, khách hàng, nhân viên, bạn sẽ có thể sẽ phải cần đến một kế hoạch B, C và D.

Như một quy luật của ngón tay cái, trong doanh nghiệp của bạn, bạn chỉ quản lý được duy nhất chính mình. Tuy nhiên, bởi vì sự phát triển của công ty, con người và hoàn cảnh sẽ ngoài tầm  kiểm soát của bạn. Thật là đau đầu về điều này - Tôi biết - nhưng đó là một thực tế rủi ro để xác định thành quả cuối cùng của bạn. Quyết định làm thế nào bạn sẽ quản lý rủi ro mà bạn đã nêu ở trên. Bạn có thể làm một trong ba điều:

- Tối thiểu và giảm rủi ro bằng cách đưa ra một kế hoạch dự phòng (kế hoạch C) để dự phòng cho kế hoạch B)

- Chuyển những rủi ro qua việc thuê ngoài một số hoạt động với những tiêu chuẩn và chuyên môn cao hơn của bên thứ 3, với những quyền lợi và những lợi tức nhận được ngay trong lần đầu tiên.

-  Hoặc chấp nhận rủi ro. Một dự án được ưu tiên ở mức độ cao có thể là một nguy cơ hay một điều thiết yếu. Chuẩn bị cho một thất bại hay phát triển biện pháp bảo vệ để đảm bảo đạt được nó. Điều này có thể bao gồm việc gia tăng nguồn lực cần thiết như tiền, nhân viên, thời gian để thực hiện rõ ràng rành mạch dự án và tập trung cắt giảm những phần khác.

Đi tiếp đến những rủi ro khác

Chỉ vì những thứ nghe nhìn và cảm nhận có vẻ tốt không hẳn sẽ tạo ra một rủi ro lớn

Vâng, tôi biết bạn thấy những đối thủ cạnh tranh đang thực hiện một quảng cáo thường niên. Nó không có nghĩa đó là một bước đi thông minh. Hãy cảnh giác với những người muốn mang bạn đến “thỏa thuận tuyệt vời như thế” Nếu bạn đã sẵn sàng đặt cược cả trang trại, đặc biệt quan tâm đến cơ hội, rủi ro và thành tựu thì đừng rước những rủi ro một cách mù quáng.

Việc tính toán và chủ định với rủi ro là điều cần thiết cho sự phát triển của những doanh nghiệp nhỏ. Thông tin và những động thái phản ứng là các thành phần quan trọng để tăng khả năng chịu đựng rủi ro của bạn. Bạn biết càng nhiều thì bạn lo sợ càng ít. Nếu bạn gặp vấn đề trong việc hoàn thành mục tiêu, hãy suy nghĩ cách để loại bỏ những nguy cơ bằng cách hợp tác với những người có thông tin hay những kỹ năng thiết lập mà bạn cần có.

Khi bạn sẵn sàng tiếp nhận những rủi ro khác đầu tiên bạn hãy tự hỏi bản thân “tôi phải làm gì để đạt được nó” Xem xét vị trí hiện tại của bạn và sau đó quyết định bạn muốn việc kinh doanh của bạn trong 5 năm tới sẽ ở đâu. Nếu bạn có kỳ vọng lớn thì hãy chấp nhận một thực tế là thành công của bạn sẽ đi kèm với nhiều rủi ro.

Trong khi nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khả năng chấp nhận rủi ro dựa trên những kỹ năng nhận thức, nền kinh tế xã hội, tình hình tài chính và cả nền giáo dục, thì chắc hẳn 1 điều rằng: “trong kinh doanh thì rủi ro không phải ở vấn đề bạn xoay xở với nó như thế nào. Kết cục, câu hỏi sẽ luôn là “Liệu các cơ hội tiềm năng có lớn hơn các nguy cơ của bạn hay không?”, “Nếu là thế, bạn đang chờ đợi điều gì?”, và khi bạn đối mặt với một cuộc chơi đầy rủi ro, thách thức. Bạn sẽ phải làm gì?

(Theo Forbes.com)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CEO

(CHIEF EXECUTIVE OFFICER)

Trong số hơn 110 chương trình đào tạo mà PACE đã và đang triển khai thành công trong suốt hơn một thập niên qua, Chương trình đào tạo Giám Đốc Điều Hành (CEO) là một trong số 5 chương trình đào tạo đặc biệt nhất do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn theo mô hình quản trị chuyên biệt của PACE. Chương trình này cũng nhằm góp phần "khởi đầu cho một thế hệ CEO mới" của Việt Nam, đồng thời, tiếp tục đồng hành cùng Doanh giới Việt Nam trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý và nhân lực lãnh đạo).

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 328