Loại bỏ cái tôi khi ra quyết định

Cá nhân hóa không giống với niềm đam mê. Các nhà lãnh đạo cần có niềm tin chắc chắn về những gì họ làm; họ cần yêu công việc của họ và yêu con người làm việc đó. Và đấy chính là niềm đam mê. 

Ngược lại, cá nhân hóa là sự kết hợp của cái tôi và sự kiêu căng; nó dẫn tới sự mất tập trung bởi vì nhà lãnh đạo đặt thứ anh ta muốn làm lên trên việc công ty nên làm. Cá nhân hóa là kẻ thù của công việc kinh doanh, và vì vậy bạn cần phải tránh nó.

Dưới đây chính là ba câu hỏi mà mỗi nhà lãnh đạo cần phải tự hỏi bản thân trước khi đưa ra quyết định:

1. Quyết định này sẽ làm cho mọi việc trong công ty tốt hơn như thế nào?

Hãy xem xét quyết định này sẽ ảnh hưởng tới khả năng thực thi nhiệm vụ của công ty như thế nào. Các nhà quản lý thúc nhân viên đạt được "các mục tiêu mở rộng" mà không có những trợ giúp và nguồn lực thích đáng, có thể họ chỉ đang cố gắng gây sự chú ý cho các ông chủ chứ không phải giúp công ty phục vụ khách hàng.

Hành vi kiểu này sẽ mang lại tác động ngược chiều - tài năng sẽ ra đi. Câu trả lời cho câu hỏi phải tăng cường sức mạnh của cả tổ chức, không chỉ đơn giản là sự hồi phục của nhà quản lý.

2. Quyết định nay sẽ ảnh hưởng tới nhân viên như thế nào?

Quyết định nhà lãnh đạo đưa ra chính là một thừa số trong phép chia mà con người chính là kết quả và ảnh hưởng trực tiếp tới nhân viên, chương trình đào tạo và phát triển của doanh nghiệp. Các nhân viên cần phải thực thi điều mà các nhà lãnh đạo quyết định, vì vậy nếu nhân viên nhận thấy rằng ông chủ của họ chỉ làm một thứ gì đó để bản thân ông ta trông có vẻ tốt hơn, thì họ sẽ miễn cưỡng thực hiện sự thay đổi. Họ có thể tuân theo nhưng họ có thể không bao giờ cam kết trừ khi họ thấy được lợi ích cho chính bản thân mình.

3. Quyết định này sẽ ảnh hưởng tới tôi như thế nào?

Khi bạn tham gia vào một dự án, rất dễ để cái tôi cùng tham gia. Có một cái tôi khỏe mạnh là cần thiết, nhưng nếu quá nhiều cái tôi sẽ làm bạn bị mù quáng trước những vấn đề hiển nhiên như thiếu nguồn lực, tình trạng thiếu quan tâm của khách hàng và nhuệ khí của nhân viên cũng như những vấn đề đang phát sinh.

Khi chúng ta đang bàn bạc vấn đề với các quản lý viên trong phòng tài chính, sẽ là không tích cực nếu lợi ích cá nhân đi trước lợi ích cộng đồng. Vì vậy nếu trả lời câu hỏi này với phần lợi ích nhiều hơn dành cho bản thân bạn thay vì cho công ty, vấn đề có lẽ đã trở thành quá cá nhân hóa và cần phải cân nhắc suy nghĩ hơn nữa.

Có một khía cạnh của cá nhân hóa mà các nhà lãnh đạo cần phải có, đó là lòng trắc ẩn. Hãy nghĩ cho những người sẽ thực hiện mệnh lệnh của mình, mỗi CEO cần phải quan tâm tới những người sẽ làm việc trong công ty mà anh ta lãnh đạo. Lòng trắc ẩn là một xúc cảm hướng trực tiếp tới người khác; cá nhân hóa là ích kỷ vì nó chỉ tập trung vào cái tôi.

Cá nhân hóa quá mức có thể làm hỏng việc và luôn thận trọng với cái tôi sẽ giúp bạn vượt qua được những trở ngại với một trí óc tỉnh táo và cởi mở, không hề bị sự kiêu ngạo làm vẩn đục.

(Bài viết của John Baldoni trên Harvard Business Publishing)

Chương trình đào tạo

CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
CEO - Chief Executive Officer

Chương trình CEO của PACE là chương trình đào tạo CEO đầu tiên tại Việt Nam,
có bề dày triển khai hơn 2 thập kỷ và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.

Kể từ ngày ra đời, CEO luôn là chương trình phát triển năng lực quản trị và lãnh đạo
được doanh nhân lựa chọn theo học nhiều nhất.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 375