Lợi nhuận ròng là gì? Công thức và cách tính Net Profit

Lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp biết được sức khỏe tài chính cũng như khả năng để thu hút các nhà đầu tư, đồng thời giúp đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng. Khi giá trị của lợi nhuận ròng bằng âm, điều này còn được gọi là lỗ ròng.

Lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng (Net Profit) là số tiền còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi tổng các chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là dấu hiệu cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp và trên bảng cân đối kế toán, lợi nhuận ròng còn được gọi là lãi ròng. Lãi ròng thể hiện tất cả các khoản thu nhập, chi phí được phân bổ trong khoảng thời gian nhất định. Lợi nhuận ròng thay đổi tùy thuộc vào ngành và quản lý của công ty.

Lợi nhuận ròng là số tiền còn lại sau khi lấy doanh thu trừ đi tổng các chi phí và thuế thu nhập doanh nghiệp

Ý nghĩa của lợi nhuận ròng (Net Profit)

Lợi nhuận ròng với bản chất là số tiền cuối cùng mà doanh nghiệp nhận được sau khi đã trừ toàn bộ chi phí. Lợi nhuận ròng có ý nghĩa to lớn với:

  • Chủ doanh nghiệp cần hiểu về bản chất của lợi nhuận ròng vì nó chỉ ra sức khỏe tài chính của một tổ chức. Các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ có thể đánh giá xem các khoản lỗ có kéo dài hay không và trong bao lâu. Trong khi đó, những người kiếm được lợi nhuận có thể lập kế hoạch về cách phát triển doanh nghiệp hơn nữa.

  • Các nhà đầu tư cũng quan tâm đến thu nhập ròng của doanh nghiệp vì nó cho họ biết liệu họ có khả năng nhận được tiền lãi từ khoản đầu tư của mình hay không. Nếu lợi nhuận ròng của một công ty luôn dương, thì nó có nhiều khả năng thu hút các nhà đầu tư hơn. 

  • Người cho vay sử dụng các giá trị lợi nhuận ròng để xác định xem một tổ chức có trả được số tiền đã vay hay không - lợi nhuận ròng cao hơn sẽ đặt tổ chức đó ở vị trí thuận lợi hơn với các ngân hàng và tổ chức cho vay khác.

Bên cạnh đó, khi so sánh lợi nhuận ròng hiện tại với giai đoạn trước sẽ cho doanh nghiệp biết mọi thứ trong công ty có ổn không. Số liệu này cũng chỉ ra việc quản lý tổng thể các nguồn lực trong doanh nghiệp, nếu quản lý kém sẽ không ghi nhận lợi nhuận ròng cao và ngược lại. Thực tế, việc quản lý tốt hàng tồn kho và chi phí là một yếu tố đóng góp đáng kể cho sự tăng trưởng hoặc suy thoái của nó.

Ý nghĩa của lợi nhuận ròng

Vai trò của lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng là thước đo quan trọng vì nó cho biết liệu một công ty có tạo ra đủ doanh thu để trang trải chi phí hay không. Điều này sẽ hỗ trợ việc ra quyết định, chẳng hạn như tăng giá hay cắt giảm chi phí với mục tiêu cốt lõi là cải thiện khả năng sinh lời. Lợi nhuận ròng đóng vai trò quan trọng trong việc:

  • Thể hiện sức khỏe tài chính của công ty: Lợi nhuận ròng cao cho thấy rằng một doanh nghiệp đang hoạt động tốt, cung cấp hàng hóa/ dịch vụ phổ biến và mang lại nhiều tiền hơn so với số tiền bỏ ra.

  • Xác định giá trị cổ đông: Khi một công ty có lãi, họ có thể sử dụng lợi nhuận của mình để trả cổ tức cho cổ đông hoặc tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh, điều này có thể làm tăng giá trị cổ phiếu của công ty.

  • Thu hút các nhà đầu tư: Các nhà đầu tư có thể quan tâm đến các công ty có lợi nhuận vì có nhiều tiềm năng tạo ra lợi nhuận từ khoản đầu tư. Một công ty có lợi nhuận ròng cao có thể thu hút các nhà đầu tư mới và tăng khả năng tiếp cận vốn.

  • Ra quyết định: Phân tích lợi nhuận ròng giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt về cách phân bổ nguồn lực và đầu tư vào các cơ hội tăng trưởng. Bằng cách xác định các lĩnh vực mà họ có thể giảm chi phí hoặc tăng doanh thu, các doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định chiến lược giúp cải thiện lợi nhuận chung của họ.

Vai trò của lợi nhuận ròng

Công thức tính lợi nhuận ròng

Lợi nhuận ròng là doanh thu cuối cùng sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí. Tuy nhiên, có một khó khăn là các kế toán viên cần tổng hợp đầy đủ toàn bộ dữ liệu liên quan một cách kỹ lưỡng, cẩn thận và đảm bảo không bỏ sót bất kỳ một khoản nào. Công thức tính lợi nhuận ròng như sau:

  • Cách 1: Lợi nhuận ròng (Net profit) = Tổng doanh thu (Total revenue) – Tổng chi phí (Total cost)
  • Cách 2: Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận gộp – Các chi phí liên quan

Trong đó:

  • Tổng doanh thu là khoản tiền mà doanh nghiệp có được từ việc bán sản phẩm/ dịch vụ, doanh thu tài chính cùng các doanh thu khác
  • Tổng chi phí là chi phí dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí tài chính và các chi phí khác.
  • Lợi nhuận gộp là số tiền còn lại sau khi trừ đi chi phí trực tiếp liên quan đến sản xuất, cung cấp sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp từ doanh thu. 

Doanh nghiệp cần lưu ý, lợi nhuận ròng không phải là căn cứ để tính tổng số tiền mà công ty thu được. Bởi bên cạnh các chi phí bằng tiền mặt, báo cáo thu nhập của doanh nghiệp còn bao gồm chi phí khấu hao, khấu trừ,...

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng

  1. Chi phí hoạt động
  2. Doanh thu
  3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
  4. Giá vốn hàng bán 
  5. Chi phí quản lý

Chi phí hoạt động

Chi phí hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng là số tiền còn lại sau khi trừ đi các chi phí hoạt động của doanh nghiệp từ doanh thu. Do đó, nếu chi phí hoạt động tăng lên, lợi nhuận ròng sẽ giảm và ngược lại, nếu chi phí hoạt động giảm, lợi nhuận ròng sẽ tăng lên. Do đó, trong nhiều trường hợp, các chi phí hoạt động có thể được cắt giảm hoặc tối ưu hóa để cải thiện lợi nhuận ròng.

Doanh thu

Nếu doanh thu tăng, lợi nhuận ròng sẽ tăng lên và ngược lại, nếu doanh thu giảm, lợi nhuận ròng sẽ giảm đi. Tuy nhiên, việc tăng doanh thu cũng không đảm bảo rằng lợi nhuận ròng sẽ tăng theo tỷ lệ đó. Khi tăng doanh thu dẫn đến chi phí hoạt động tăng, trường hợp này có thể làm giảm lợi nhuận ròng. Do đó, việc quản lý chi phí và quản lý doanh thu là hai yếu tố quan trọng để đạt được lợi nhuận ròng tối đa cho doanh nghiệp.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một khoản chi phí phải trả cho Nhà nước và được tính dựa trên lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Vì vậy, nếu lợi nhuận trước thuế tăng lên, khoản chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp cũng sẽ tăng lên, do đó lợi nhuận ròng sẽ giảm.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp cũng sử dụng các chiến lược tài chính để giảm thiểu tác động của thuế thu nhập doanh nghiệp đến lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, các chiến lược này phải tuân thủ quy định của Pháp luật và không được sử dụng nhằm trốn thuế.

Giá vốn hàng bán 

Giá vốn hàng bán là chi phí trực tiếp liên quan đến việc sản xuất hoặc mua lại hàng hóa để bán. Nếu giá vốn hàng bán giảm, lợi nhuận ròng sẽ tăng và ngược lại. Ngoài ra, sự biến động giá cả của nguyên liệu, hàng hoá, dịch vụ cũng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng của doanh nghiệp.

Chi phí quản lý

Chi phí quản lý bao gồm các chi phí không trực tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất, cung cấp dịch vụ nhưng liên quan đến hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Nếu chi phí quản lý này giảm, lợi nhuận ròng sẽ tăng và ngược lại. Do đó, doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận ròng, có thể xem xét để tối ưu khoản chi phí này sao cho hợp lý.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng

Phương pháp tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp

  1. Xem lại chiến lược định giá
  2. Ngưng các sản phẩm/ dịch vụ không còn khả năng sinh lời
  3. Kiểm soát hàng tồn kho
  4. Nâng cao giá trị sản phẩm/ dịch vụ
  5. Tăng giá bán

Xem lại chiến lược định giá

Hầu hết các doanh nghiệp không định giá cạnh tranh do chiến lược định giá kém. Việc chạy theo giá của đối thủ cạnh tranh có thể gây tổn hại rất nhiều đến tỷ suất lợi nhuận ròng, điều này sẽ dẫn đến tổn thất doanh thu. Việc xem xét và điều chỉnh lại chiến lược định giá sản phẩm/ dịch vụ có thể là cách tốt để cải thiện thu nhập ròng.

Bằng cách phân tích tình hình thị trường hiện tại sẽ giúp đảm bảo tối ưu hóa giá cả, điều này góp phần tăng thu nhập ròng và giữ chân khách hàng tốt hơn. 

Ngưng các sản phẩm/ dịch vụ không còn khả năng sinh lời

Trong nhiều trường hợp, ngưng sản phẩm/ dịch vụ không còn khả năng sinh lời là một quyết định khôn ngoan để tăng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Nếu cứ tiếp tục sản xuất, cung cấp những sản phẩm/ dịch vụ không có lợi nhuận hoặc không sinh lời có thể dẫn đến kết quả tiêu cực.

Thay vào đó, doanh nghiệp nên tập trung vào các sản phẩm/ dịch vụ có khả năng sinh lời cao hơn, đóng góp nhiều hơn vào lợi nhuận ròng. Tuy nhiên, quyết định ngừng sản phẩm/ dịch vụ cần được cân nhắc kỹ lưỡng và phải dựa trên các thông tin về thị trường, khách hàng, chi phí và lợi nhuận. Nếu ngưng sản phẩm/ dịch vụ quá sớm hoặc không đúng lúc, điều này có thể dẫn đến việc mất khách hàng và giảm doanh thu của doanh nghiệp.

Kiểm soát hàng tồn kho

Nếu hàng tồn kho quá nhiều, điều này có thể dẫn đến các rủi ro như chi phí lưu trữ tăng, giảm tính khả dụng của tài sản, rủi ro về sự hư hỏng, lỗi thời hoặc hết hạn sử dụng của sản phẩm.

Bằng cách kiểm soát hàng tồn kho, doanh nghiệp có thể giảm chi phí lưu trữ, tăng tính khả dụng và giảm rủi ro. Việc kiểm soát hàng tồn kho cũng giúp doanh nghiệp cải thiện quy trình sản xuất, từ đó giảm chi phí và tăng lợi nhuận ròng.

Kiểm soát hàng tồn kho cần được thực hiện cẩn thận để tránh tình trạng thiếu hàng hoặc để mất khách hàng do không đáp ứng được nhu cầu ngay lập tức của họ. Do đó, doanh nghiệp nên thực hiện đánh giá cẩn thận về mức độ cần thiết của hàng tồn kho, sau đó tối ưu hóa quy trình sản xuất, cung cấp để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả.

Nâng cao giá trị sản phẩm/ dịch vụ

Doanh nghiệp có thể tăng giá trị sản phẩm/ dịch vụ để thu hút khách hàng, điều này giúp tăng doanh thu và cải thiện lợi nhuận ròng. Bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ, cải tiến tính năng hoặc sự độc đáo hóa sản phẩm/dịch vụ.

Tăng giá bán

Doanh nghiệp có thể tăng giá bán để tăng lợi nhuận ròng, tuy nhiên điều này cần được tính toán kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến việc cạnh tranh và giá cả của sản phẩm/ dịch vụ. Hoặc tập trung vào sản xuất và bán các sản phẩm, cung cấp dịch vụ có lợi nhuận cao hơn để tăng lợi nhuận ròng.

Các phương pháp trên có thể kết hợp với nhau để tăng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối đa thì cần phải tính toán kỹ lưỡng, đưa ra các quyết định chính xác và có một kế hoạch rõ ràng.

Phương pháp tăng lợi nhuận ròng cho doanh nghiệp

Phân biệt lợi nhuận ròng và dòng tiền ròng

Phân biệt

Lợi nhuận ròng (Net Profit)

Dòng tiền ròng (Net Cash Flow - NCF)

Khái niệm

Là phần còn lại từ doanh thu sau khi trừ các chi phí, bao gồm thuế

Là dòng tiền chảy vào và chảy ra khỏi doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định

Vai trò

Cho doanh nghiệp thấy sự thành công ngay lập tức của mình, khả năng kiếm được lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh điển hình

Là một phương tiện sắc sảo hơn để xác định triển vọng tài chính dài hạn

Đồng thời mang lại cái nhìn lớn hơn, chính xác hơn về khả năng sinh lời của doanh nghiệp

Công thức

Lợi nhuận ròng (Net profit) = Tổng doanh thu (Total revenue) – Tổng chi phí (Total cost)

Dòng tiền ròng = tổng dòng tiền vào – tổng dòng tiền ra 

Ý nghĩa

Thể hiện lượng lợi nhuận thu được sau khi trừ đi các chi phí

Thể hiện lượng tiền mặt thực sự mà doanh nghiệp sở hữu


Lợi nhuận và dòng tiền chỉ là hai trong số hàng chục thuật ngữ, số liệu và tỷ lệ tài chính mà kế toán - kiểm toán viên trong doanh nghiệp cần thông thạo để đưa ra những quyết định kinh doanh sáng suốt.

Lợi nhuận ròng có thể khác nhau rất nhiều giữa các công ty trong các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như các công ty trong ngành ô tô có thể báo cáo tỷ suất lợi nhuận biên cao nhưng doanh thu thấp hơn so với một công ty trong ngành thực phẩm. Một công ty trong ngành thực phẩm có thể cho thấy tỷ suất lợi nhuận biên thấp hơn, nhưng doanh thu lại cao hơn. Hoặc ngay cả khi doanh nghiệp có một sản phẩm thành công với doanh số tăng, họ vẫn có thể phải đối mặt với các vấn đề về dòng tiền và mặc dù đạt được lợi nhuận, doanh nghiệp cũng có thể không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính.

Chương trình đào tạo

TÀI CHÍNH DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
Finance For Leaders

Khóa học tài chính dành cho lãnh đạo tại PACE giúp nhà quản lý góc nhìn tổng quan về tài chính và biết cách hoạch định, tổ chức quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

ĐỌC HIỂU BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Understanding Financial Statements

Khóa học đọc hiểu phân tích báo cáo tài chính được PACE thiết kế đào tạo, giúp học viên phân tích sơ lược BCTC để quyết định kinh doanh hay đầu tư phù hợp.

Hiểu rõ Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bảng cân đối kế toán;

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 366