Nhân viên mong muốn gì từ công việc tại công ty?

Có rất nhiều lý do để mọi người làm việc một cách tự giác nhất. Nhưng đừng quên rằng tất cả những công việc mà chúng ta cố gắng đều xuất phát từ những nhu cầu công việc – tức động cơ để làm việc. Những thứ đó tác động đến tinh thần, động viên và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Làm việc vì tiền?

Nhiều người làm việc vì tình yêu, nguyện vọng cá nhân của họ, mục tiêu thăng tiến hay những công việc họ cho là quan trọng. Với những người có tầm nhìn, họ đạt được mục tiêu nhưng phải thông qua những công việc ý nghĩa. Có người lại xem việc thực hiện hay phục vụ khác hàng chính là một niềm cảm hứng thực thụ. Nhiều người lại thích tương tác, gắn kết với khách hàng và đồng nghiệp. Nhiều nhân viên thích sự thay đổi, thách thức và có thật nhiều những vấn đề để giải quyết. Thậm chí, nhiều người sử dụng công việc để lấp trống khoảng thời gian nhàn rỗi của mình. Lẽ vậy, động cơ làm việc của mỗi người là riêng biệt và đa dạng vô cùng.

Tuy nhiên, dù động cơ làm việc của bạn là gì đi nữa, có như trên hay không, hầu hết đều không thể nào bỏ qua yếu tố “tiền” được. Bạn có thể gọi nó bằng nhiều cách: thù lao, lương, lợi tức, tiền công, hay khoán công… nhưng tiền sẽ giúp bạn mua nhà, nuôi dưỡng và mua sắm những bộ quần áo đẹp, trang trải chi phí gia đình, cho những hoạt động giải trí, và cuối cùng là số tiền tích lũy cho việc nghỉ hưu. Vậy, xem nhẹ tầm quan trọng của tiền và những lợi ích để tạo ra động cơ thúc đẩy cho nhân viên là một sai lầm!

Sự công bằng giữa lợi ích và tiền lương chính là vấn đề cốt lõi của những công ty thành công khi thuê và nhận được sự cam kết của người lao động. Nếu chỉ cung cấp một mức lương vừa đủ sống cho người lao động, đồng nghĩa với việc bạn phải tạo thêm động lực làm việc với những giá trị khác. Nếu không công bằng và giá trị nhân viên nhận được từ công việc, nguy cơ mất đi những nhân viên tốt nhất từ những nhà tuyển dụng khác trả mức lương cao hơn là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Trong một nghiên cứu hiện tại của Watson Wordwide trong The Human Capital Edge: 21 People Management Practices Your Company Must Implement (or Avoid) to Maximize Shareholder Value, đã khuyến cáo, để cuốn hút được những người lao động tốt nhất hiện nay, cần phải có một mức lương cao hơn mức lương trung bình của những công ty khác trên thị trường việc làm. Tiền lương – hẳn sẽ là cách cung cấp cho họ động lực!!!

Sau tiền lương - động lực kế tiếp của họ là gì?

Tôi đã đọc nghiên cứu và nghiên cứu dữ liệu từ trước những năm 1980, chứng minh phần lớn các nhân viên muốn nhiều hơn từ công việc hơn là chỉ có tiền. Một nghiên cứu gần đây với khoảng 1000 nhân viên và nhà quản lý do Hiệp hội tâm lý Mỹ đã chứng minh vấn đề này. Trong khi những nhà quản lý dự đoán những khía cạnh quan trọng nhất trong công việc sẽ là tiền, thì thời gian làm việc và thông báo tuyên dương khen thưởng từ cấp quản lý chính  là nguồn động viên tốt nhất để họ cống hiến cho công việc nhiều hơn.

nhan-vien-mong-muon-gi-tu-cong-viec

Lời khen ngợi là nguồn động viên tốt nhất cho nhân viên

Trong bài viết trên Workforce có nói đến “10 điều trớ trêu trong việc động viên”, chuyên gia trong lĩnh vực công nhận và khen thưởng nhân sự, Bob Nelson, nói rằng “hơn bất kỳ thứ gì, người lao động mong muốn nhận được nhận giá trị tương xứng khi hoàn thành tốt công viêc, bởi điều đó mang tới cho họ sự tôn trọng”. Ông ấy nói thêm về việc mọi nhân viên đều mong muốn được một sự xem xét dựa những ý kiến mà họ đưa ra.

Với những nhân viên có vị thế trong tổ chức, điều này còn phụ thuôc vào nhu cầu và việc khen thưởng đối với họ, như thế nào thì có ý nghĩa. Mong muốn của những người này trong công việc thực sự khá thẳng thắn. Có một số động lực chính như sau:

- Sự phân định, kiểm soát rạch ròi trong công việc tạo ra động lực. Bao gồm nhiều yếu tố như: khả năng ảnh hưởng tới những quyết định; thiết lập mục tiêu và đo lường; rõ ròi trách nhiệm phải hoàn thành; hoặc ít nhất là xác định được nhiệm vụ; công việc mang tới sự đóng góp cho cả họ và tổ chức; nhiệm vụ phải thực hiện; và thành quả được thừa nhận.

- Để đám đông tự tạo ra động lực làm việc. Bao gồm nhiều vấn đề như: việc thông tin và truyền đạt kịp thời đúng lúc; Hiểu được hệ thống quản lý và ra quyết định; Đội nhóm và cơ hội tham gia những cuộc họp; những tài liệu được công bố và sắp xếp quy trình xử lý và hoàn thành công việc.

- Cơ hội để phát triển và thăng tiến là động lực làm việc: bao gồm giáo dục và những khóa huấn luyện; hướng phát triển nghề nghiệp; đội nhóm tham gia trong công việc; kế hoạch, quy trình để đạt được mục tiêu công việc, đào tạo liên bộ phận; và cơ hội để có thể đạt được thành công tại nơi làm việc.

- Lãnh đạo là một trong những mấu chốt trong việc tạo động lực: mọi người hoàn toàn mong đợi được cung cấp viễn cảnh về kết quả mà họ sẽ nhận được từ mục tiêu được thiết lập và phản hồi, xây dựng một cấu trúc hoặc khuôn mẫu công việc thích hợp cho tất cả mọi người trong tổ chức.

Ghi nhận những thành tích của nhân viên cũng là cách để tạo ra động lực

Trong “The Human Capital Edge”, tác giả Bruce Pfau và Ira Kay nói về việc mọi nhân viên đều mong muốn những thành tích cá nhân của họ được thừa nhận và được hưởng một giá trị tương xứng với thành tích đó. Mọi nhân viên đều không muốn bị sa thải; vì vậy, việc kỷ luật và cho thôi việc những người không có sự cống hiến cũng chính là một trong những động thái tạo ra động lực, tuy nhiên có một nghịch lý là không nhiều tổ chức có thể làm được điều này. Nếu xét việc trả lương thấp là yếu tố đầu tiên làm giảm động cơ làm việc, thì yếu tố này, có lẽ là điều quan trọng thứ hai, bởi lẽ, những nhân viên không có động lực làm việc sẽ là yếu tố làm giảm động lực làm việc của các nhân viên khác.

Thêm vào đó, tác giả nhận thấy nhiều mối liên hệ thất bại trong việc kết nối nguyện vọng, nhu cầu (muốn cái gì) của người quản lý và nhân viên. Ông nói, “Những người sử dụng lao động hiện nay đánh giá thấp tầm quan trọng của người lao động, bởi lẽ sự linh động về mặt thời gian hoặc cơ hội thăng tiến sẽ là những yếu tố để họ có thể đưa ra quyết định đi hay ở lại một công ty nào đó.”

“Điều đó có nghĩa là nhiều công ty đang hoạt động một cách rất chăm chỉ (và sử dụng nguồn lực khan hiếm) cho những giải pháp sai”, Pfau và Kay nói, mọi nhân viên đều mong muốn được chi trả nhiều hơn. Họ sẽ suy xét những quyết định công việc linh động thời gian. Họ muốn những chính kiến của mình được lưu giữ, cơ hội được học hỏi, và gia tăng giá trị của mình đằng sau những quyết định quản lý và chỉ đạo của cấp trên.

Có thể làm gì để có động lực và tinh thần lạc quan

Bạn phải có nhiều thông tin về việc mọi người đang muốn gì từ công việc. Chìa khóa để tạo ra động lực trong môi trường làm việc là giải quyết những mong muốn và nhu cầu cá nhân của nhân viên. Tôi kiến nghị việc bạn yêu cầu nhân viên của mình nói ra điều họ muốn trong công việc và họ có đang được làm điều mà họ muốn hay không. Thông báo về việc trả lương tương xứng, để những nhân viên quan trọng của bạn thấy được sự động viên cao và mang đến một tinh thần lạc quan. Tôi tin, bạn sẽ đạt được những thành công đáng nể phục trong việc kinh doanh của mình.

(Dịch từ bài viết của tác giả Susan M. Heathfield)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CHO QUẢN LÝ CẤP TRUNG - MMM

(MANAGEMENT FOR MIDDLE MANAGERS)

Tại sao nhiều người làm chuyên môn rất giỏi nhưng lại không thành công trong vị trí quản lý?

Tại sao ở nhiều doanh nghiệp, “Sếp lớn” vẫn phải “ôm” cả núi việc mà không thể "ủi" bớt cho đội ngũ quản lý cấp trung – bao gồm các cấp quản lý từ giám đốc chức năng (Kinh doanh, Marketing, Nhân sự, Tài chính, Sản xuất, IT, Dự án...) đến Trưởng / Phó các Phòng, Ban, Bộ phận?

Câu trả lời nằm ở Khóa học Quản lý cấp trung do Học Viện Quản Lý PACE tổ chức đào tạo.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 327