Những CEO tệ nhất năm 2011

Với sự tham vấn của nhiều chuyên gia nghiên cứu, tạp chí Forbes vừa đưa ra danh sách 10 CEO tệ nhất năm 2011.

Trong năm 2011, khủng hoảng kinh tế, thảm họa, thiên tai... đã gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Nhiều quyết định quan trọng được các giám đốc điều hành đưa ra để thực hiện những kế hoạch cũng như chiến lược của doanh nghiệp. Tuy nhiên rất nhiều trong số đó là những sai lầm nghiêm trọng.

1. Masataka Shimizu, cựu giám đốc tập đoàn điên lực Tokyo (TEPCO)

Trận động đất và sóng thần kinh hoàng ngày 11/3 đã khiến nhiều nhà máy điện hat nhân bị rò rỉ, gây nhiễm xạ trầm trọng. Sau thảm họa, ông Shimizu rất ít khi xuất hiện trước công chúng với lý do sức khỏe và phải điều trị tại bệnh viện. Ông đã từ chức vào tháng 5 vừa qua.

2. William Weldon, giám đốc điều hành của tập đoàn Johnson & Johnson

Trong năm nay, J&J tiếp tục phải thu hồi một loạt sản phẩm và hiện họ vẫn chưa loại bỏ được thành phần hóa chất có khả năng gây ung thư trong các sản phẩm cho trẻ em tại Mỹ.

3. Rupert Murdoch, giám đốc điều hành của News Corp.

Vụ bê bối nghe lén điện thoại của tờ báo lá cải do ông Rupert Murdoch làm chủ thực sự làm chấn động giới truyền thông. Ngừng hoạt động, hàng trăm nhân viên làm việc cho tờ báo bị mất việc. Bà Rebekah Brooks, người điều hành tờ báo đã từ chức và sau đó bị bắt.

4. Michael Lazaridis và Jim Balsillie, đồng giám đốc điều hành của Research in Motion (RIM)

Năm 2011, thiết bị cầm tay RIM BlackBerry và máy tính bảng PlayBook tiếp tục mất thị phần trước iPhone, iPad của Apple, và nhiều thiết bị chạy hệ điều hành Android của Google. Tháng 10 vừa qua, RIM đã phải ngừng hoạt động trong ba ngày. Cổ phiếu của công ty giảm 70% trong năm nay.

5. Reed Hastings, Giám đốc điều hành công ty Netflix

Quyết định của Hastings tại Netflix gây ra hậu quả tai hại, 800.000 khách hàng đã hủy bỏ dịch vụ. Đầu tiên, ông đã thông báo quyết định tăng 60% giá dịch vụ, sau đó đột ngột tách công ty làm hai. Cuối cùng, ông hủy bỏ quyết định chia tách công ty nhưng vẫn tăng giá. Ngay sau đó, cổ phiếu của Netflix sụt giảm mạnh từ 304 xuống 71 USD.

6. Léo Apotheker, giám đốc điều hành của tập đoàn máy tính HP

Chỉ 11 tháng nắm giữ cương vị giám đốc điều hành, Apotheker khiến cổ phiếu của HP giảm 47%. Đưa ra một loạt các quyết định sai lầm trong đó có việc ngừng cung cấp thiết bị máy tính bảng HP sau vài tháng tung ra thị trường. Hay vụ trả mức giá quá cao khi mua lại một công ty phần mềm Anh với giá 11,7 tỷ USD.

7. Jon Corzine, cựu Giám đốc điều hành tập đoàn môi giới MF Global

Jon Corzine lấy khoản tiền khổng lồ 11,5 tỷ USD của MF đầu tư vào trái phiếu nợ châu Âu và thất bại thảm hại. 1,2 tỷ USD tiền của khách hàng bị mất tích. Corzine từ chức ngay sau khi MF Global tuyên bố phá sản vào cuối tháng Mười.

8. Brian Moynihan, Giám đốc điều hành ngân hàng Bank of America

Thông báo về quyết định tính phí 5 USD/ tháng cho một tài khoản tín dụng đã gặp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của khách hàng trong bối cảnh phong trào chiếm Wall đang trở nên rầm rộ. Sau đó không lâu, BoA phải hủy bỏ quyết định. Cổ phiếu của ngân hàng trượt dốc thể thảm từ mức 15 USD hồi cuối tháng Giêng xuống còn 5 USD.

(Trường PACE)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

(CHIEF EXECUTIVE OFFICER)

Trong số hơn 110 chương trình đào tạo mà PACE đã và đang triển khai thành công trong suốt hơn một thập niên qua, Chương trình đào tạo Giám Đốc Điều Hành (CEO) là một trong số 5 chương trình đào tạo đặc biệt nhất do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn theo mô hình quản trị chuyên biệt của PACE. Chương trình này cũng nhằm góp phần "khởi đầu cho một thế hệ CEO mới" của Việt Nam, đồng thời, tiếp tục đồng hành cùng Doanh giới Việt Nam trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý và nhân lực lãnh đạo).

 

 

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 331