Thương hiệu Việt: Của vô chủ, ai nhanh tay thì lấy!

Phần lớn thương hiệu xuất xứ từ Việt Nam đều đang ở trong tình trạng dễ bị chiếm đoạt, đặc biệt là các chỉ dẫn địa lý. Thậm chí có người còn ví von rằng nhiều thương hiệu Việt chẳng khác của vô chủ đang "rơi vãi" ở nơi công cộng, ai nhanh tay thì nhặt được.

Chuyện nước mắm mang tên gọi xuất xứ Phú Quốc được bảo hộ nhưng lại thuộc sở hữu của một công ty Thái Lan, ngoài ra còn có phần của một công ty Mỹ, đã gây một vết thương còn chưa thành sẹo trong ký ức. Gần đây lại đến chuyện cà phê Buôn Ma Thuột được nhà chức trách Trung Quốc công nhận thuộc về một thương nhân ở Quảng Đông; rồi lại thêm cà phê Daklak được cho là của một nhà sản xuất người Pháp. Và nay nghe nói có thêm một công ty nước ngoài nào đó tiến hành đăng ký tại Hồng Kông để xin bảo hộ quyền khai thác cũng đối với tên gọi nước mắm Phú Quốc.

Tranh chấp thương hiệu "Buôn Ma Thuột"

Đáng buồn không phải là việc đánh mất vài ba thương hiệu, mà là thái độ của một bộ phận những người có trách nhiệm đối với việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên thương hiệu của quốc gia. Hiện nay, phần lớn thương hiệu xuất xứ từ Việt Nam đều ở trong tình trạng dễ bị chiếm đoạt, đặc biệt là các chỉ dẫn địa lý. Có người thậm chí còn nói ví von rằng nhiều thương hiệu Việt Nam chẳng khác của vô chủ đang "rơi vãi" ở nơi công cộng, ai nhanh tay thì nhặt được.

Khác với các tài sản hữu hình, thương hiệu, cũng như các tài sản trí tuệ nói chung, là loại của cải tồn tại không phải bằng hình hài vật chất, mà chỉ ở trong nhận thức của con người. Việc nắm giữ, khai thác và bảo vệ thương hiệu hoàn toàn dựa vào công cụ luật pháp, chứ không dựa vào sức vóc của cơ bắp.

Thực ra, xây dựng lá chắn pháp lý để bảo vệ thương hiệu chống sự xâm hại, chiếm đoạt không quá khó, cũng không quá tốn kém. Chỉ cần lập một hồ sơ gồm các chứng cứ thuyết phục về sự hiện hữu của một thương hiệu không bị ai tranh chấp, cũng chưa được đăng ký lần đầu và trả các khoản lệ phí theo quy định, người ta sẽ có một chứng nhận đăng ký độc quyền. Người có độc quyền đối với một thương hiệu có tư cách chủ sở hữu và được tự do khai thác giá trị kinh tế của nó theo ý mình, đồng thời có được sự bảo đảm của nhà chức trách công về việc không cho phép bất kỳ ai khác sử dụng thương hiệu đã được bảo hộ mà không được sự chấp thuận của mình.

Trên nguyên tắc, muốn bảo vệ thương hiệu tại một quốc gia, thì phải đăng ký bảo hộ với nhà chức trách của quốc gia đó. Trong điều kiện sản phẩm được xuất khẩu, xúc tiến việc đăng ký tại các nước nhập khẩu hàng hoá là việc làm cần thiết.

Qua các vụ thương hiệu truyền thống nước mắm, cà phê bị thương nhân nước ngoài lấy mất, dễ có cảm tưởng rằng những người có liên quan trong nước còn chưa hiểu rõ vai trò của các công cụ giao tiếp pháp lý trong đời sống kinh tế đương đại, đặc biệt là trong việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản trí tuệ. Nhiều người vẫn giữ định kiến cho rằng các công cụ ấy là những đồ vật không rõ lợi ích trong khi việc mua sắm lại tốn kém.

Thế rồi khi đột ngột phát hiện rằng theo pháp luật ở một nơi chốn nào đó, mình đã bị đặt ở vị trí người ngoài cuộc trong mối quan hệ sở hữu đối với những thứ vốn hàng chục năm, thậm chí hàng trăm năm nay, được quen coi là của mình, thì người ta mới chưng hửng.

Đáng nói nữa, trong vụ cà phê, là việc đánh mất thương hiệu vào tay doanh nghiệp Trung Quốc đã được phát hiện từ hơn hai năm trước, nhưng các vị trí có thẩm quyền đã tỏ ra quá nặng nề, đủng đỉnh trong phản ứng. Bây giờ mọi người mới bắt đầu loay hoay tìm cách đi kiện. Theo một tính toán sơ bộ, vụ kiện có thể sẽ làm hao tốn khoảng 800 triệu đồng. Tuy nhiên, bất kỳ dự án nào cũng sẽ làm phát sinh chi phí ngoài dự kiến; vả lại, chắc chắn việc kiện đòi thương hiệu sẽ gây tốn kém nhiều lần so với việc đăng ký bảo hộ thương hiệu, trong khi kết quả kiện cáo có được như ý muốn hay không thì chưa biết, dù công ty luật được uỷ quyền thực hiện vụ kiện dự báo rất lạc quan về khả năng thắng kiện, dựa theo kết quả tham khảo luật lệ của nước sở tại.

Trong mọi trường hợp, cần từ đó rút ra bài học: phải thay đổi sâu rộng nhận thức phổ biến trong bộ máy quản lý và trong xã hội về tầm quan trọng và sự cần thiết của việc đăng ký bảo hộ các thuơng hiệu Việt. Nếu không, đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ phải chứng kiến nhan nhãn trên thị trường nội địa các sản phẩm mang tên Việt, mang địa danh Việt, nhưng lại được nhập khẩu đường hoàng từ nước ngoài; còn sản phẩm Việt đích thực thì lại bị cấm cửa ở xứ người với lý do vi phạm quyền sở hữu thương hiệu Việt của người nước ngoài.

(Trường PACE)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CEO

(CHIEF EXECUTIVE OFFICER)

Trong số hơn 110 chương trình đào tạo mà PACE đã và đang triển khai thành công trong suốt hơn một thập niên qua, Chương trình đào tạo Giám Đốc Điều Hành (CEO) là một trong số 5 chương trình đào tạo đặc biệt nhất do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn theo mô hình quản trị chuyên biệt của PACE. Chương trình này cũng nhằm góp phần "khởi đầu cho một thế hệ CEO mới" của Việt Nam, đồng thời, tiếp tục đồng hành cùng Doanh giới Việt Nam trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý và nhân lực lãnh đạo).

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 328