Truyền cho nhân viên lòng đam mê công việc

Tôi biết hai vị CEO: một người làm trong lĩnh vực xuất bản là bạn tôi, người còn lại trong lĩnh vực sản xuất là người thường xuyên trao đổi thư từ với tôi. Có một mối liên hệ chung giữa hai người này; cả hai đều ở tuổi sáu mươi và đều hành động như thể họ mới hơn 20 tuổi. Sức sống của họ bắt nguồn từ đam mê với những việc họ làm.

Cả hai đều cảm nhận niềm tự hào trong việc kinh doanh do họ lãnh đạo, dẫn dắt; quan trọng hơn, cả hai đều thúc đẩy tổ chức của mình tới một tầm cao mới với sự năng nổ thường chỉ thấy ở những người trẻ tuổi. Thái độ “có thể làm” của họ dường như kiên định như thể nó được hình thành từ những năm còn trẻ. Nhưng cả hai người chính xác đã ở đúng vị trí vào đúng thời điểm.

Tạo ra lòng nhiệt tình hay sự đam mê với những gì bạn đang làm là điều cần thiết và càng cần thiết hơn trong những thời điểm khó khăn. Khi mọi thứ quanh ta dường như trở nên tách rời, một nhà lãnh đạo có đam mê với những việc anh ta làm là điều cần thiết. Tinh thần như vậy tiếp thêm sự hăng hái cần có để thúc đẩy doanh nghiệp.

Quan trọng hơn, những đam mê như vậy là cần thiết để thuyết phục người khác rằng công việc thực sự có mang lại kết quả. Những tin tức về thị trường ngày nay thật dễ khiến người ta nản lòng và vì vậy ai đó, thường là CEO hoặc các nhà lãnh đạo cấp cao khác phải đóng vai trò như “đội trưởng cổ vũ” được chỉ định của doanh nghiệp.

Về cơ bản, truyền dẫn sự đam mê trong công việc không phải là một bài tập về sự đam mê; đó là việc tìm kiếm ý nghĩa và vai trò. Vậy làm thế nào bạn có thể nuôi dưỡng sự nhiệt tình với công việc của người khác và theo một phương pháp nào đó thực sự có ý nghĩa? Dưới đây là một số gợi ý.

Tập trung vào những điều tích cực

Lòng đam mê đối với công việc của người lãnh đạo có thể cảm nhận được. Bạn có thể biết được điều đó ngay khi người lãnh đạo quan tâm đến công ty. Theo kinh nghiệm của tôi, những nhà lãnh đạo cấp cao, đi dạo quanh công ty, gật đầu hoặc nói những lời tốt lành với người khác là những người có thể làm được mọi việc.

Và bởi vì họ đi ra ngoài và xung quanh chứ không phải chỉ ngồi tách biệt trong văn phòng sau chiếc bàn làm việc. Họ gặp gỡ nhân viên và khách hàng, người bán hàng và các nhà đầu tư, để có thể hiểu được các vấn đề và các mối bận tâm. Họ cũng sử dụng thời gian đó để nói đến những điều tốt lành.

Giải quyết những điều tiêu cực

Những nhà lãnh đạo có đam mê và nhiệt huyết không phải là người lúc nào cũng lạc quan; họ biết mọi việc bởi họ sử dụng nhiều thời gian không phải chỉ ngồi tại văn phòng. Họ trực tiếp biết những gì đang diễn ra, việc  gì có hiệu quả và việc gì không, và bởi vì họ có mối quan hệ với mọi người ở mọi cấp bậc trong công ty, họ có thể nhanh chóng huy động nhân viên để giải quyết vấn đề.

Đề ra kỳ vọng cao

Những người quan tâm đến công việc và đề ra những tiêu chuẩn cao để thử thách người khác làm được như vậy nhưng họ cũng nên nhớ phải cân bằng phương pháp của họ - đôi khi phải biết giảm bớt lượng công việc nhưng không bao giờ giảm kỳ vọng.

Tạo ra sự đam mê với công việc là quan trọng nhưng nó không phải sự đảm bảo cho thành công hay thậm chí là sự tồn tại. Đam mê không phải là lý do biện hộ cho việc phớt lờ những nền tảng cơ bản.

Tuy nhiên những doanh nghiệp thành công không phải chỉ là những phép toán tài chính khôn ngoan. Những doanh nghiệp thành công là tổng thể những giá trị tập thể và những khát vọng của những nhân viên tận tâm với công việc, những người đã lựa chọn làm việc tại đó.

Những doanh nghiệp đó, có thể là trong lĩnh vực y tế, sản xuất, sản phẩm tiêu dùng…, về cơ bản phụ thuộc vào những cam kết của các cá nhân nhằm cùng nhau thúc đẩy và thực hiện mọi việc. Đó là lý do tại sao bạn cần những người lãnh đạo có đam mê, nhiệt huyết với công việc của họ để có thể lan truyền sự đam mê đó tới những người khác để họ cảm thấy tốt hơn về những gì họ làm và quan trọng hơn là những gì họ có thể làm tốt hơn.

(Bài viết của John Baldoni trên Harvard Business Publishing)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CEO

(CHIEF EXECUTIVE OFFICER)

Trong số hơn 110 chương trình đào tạo mà PACE đã và đang triển khai thành công trong suốt hơn một thập niên qua, Chương trình đào tạo Giám Đốc Điều Hành (CEO) là một trong số 5 chương trình đào tạo đặc biệt nhất do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn theo mô hình quản trị chuyên biệt của PACE. Chương trình này cũng nhằm góp phần "khởi đầu cho một thế hệ CEO mới" của Việt Nam, đồng thời, tiếp tục đồng hành cùng Doanh giới Việt Nam trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý và nhân lực lãnh đạo).

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377