Xu thế của “nghề CFO” để thích ứng trong môi trường thực tại!

Vốn được xem là đỉnh cao của nghề tài chính và là một trong những vị trí rất tốt để tiếp bước trở thành giám đốc điều hành, trách nhiệm giám đốc tài chính (CFO) đang ngày một nặng nề do những phát triển gần đây của các thị trường tài chính.

Làm mới bản thân

Một trong những cách phát triển sự nghiệp của nhiều CFO đương nhiệm tại một số công ty có tên tuổi kể từ giữa năm 2006 là… rời bỏ vị trí hiện tại, bắt đầu một công việc và vị trí hoàn toàn mới không liên quan nhiều đến tài chính.

Tham gia vào những vị trí hoàn toàn xa lạ trong lĩnh vực tiếp thị, viễn thông, phát hành báo chí… hay tự điều hành một công ty nhỏ sẽ mang lại cho các cựu CFO này nhiều bài học bổ ích, giúp họ trở thành những người biết lắng nghe và quyết định tốt hơn, giúp họ thành công hơn khi quay lại vai trò chính.

Jeffrey T. Fisher, cựu Giám đốc tài chính của Delta Air Lines nhận xét: "Trong tài chính, người ta thường có xu hướng nhìn nhận sự việc theo tiêu chuẩn trắng và đen". Fisher cho biết trong thời gian chuyển về làm quản trị điều hành tại bộ phận Delta Connection, ông học được nhiều hơn về “một thế giới thực tế”, và khi quay lại với tài chính, ông có cách nhìn mới về công việc. Hiện Fisher đã quay lại với vai trò CFO tại Charter Communication.

Nhiều giám đốc tài chính cũng đang bắt đầu nghĩ tới việc “ra đi để trở về” với nghề CFO bằng con đường này, mặc dù cách phát triển sự nghiệp này không phải không có rủi ro.

CFO trở thành một dịch vụ chuyên nghiệp như luật sư

Sức ép từ đạo luật Sarbanes-Oxley của Mỹ đã đè nặng lên các giám đốc tài chính, buộc họ phải dành nhiều thời gian quan tâm đến công việc mang tính kỹ thuật như báo cáo tài chính, hệ thống công nghệ thông tin hơn là mang tính chiến lược.

Do đó, nhiều CFO của các công ty lớn ra đi, tìm kiếm một mô hình làm việc tự do và linh động hơn. Theo số liệu của 10k Wizard trong năm 2005, các công ty có mức vốn hóa thị trường hơn 1 tỉ đô la Mỹ đã thay đổi CFO với tốc độ nhanh hơn gấp ba lần so với năm 2002.

Trước tình hình đó, một số công ty như Microsoft và Comcast cố gắng giảm nhẹ công việc cho các CFO bằng cách đặt ra chức danh CAO (chief accounting officer), chịu trách nhiệm những công việc như giám sát kế toán, báo cáo thuế, phối hợp với kiểm toán bên ngoài về các vấn đề trong báo cáo tài chính và hỗ trợ CFO; từ đó tái lập vai trò chiến lược của CFO.

Tuy nhiên, một mô hình khác cũng đang hình thành, đó là nghề giám đốc tài chính sẽ là nghề làm theo dự án giống như mô hình của nghề luật sư. Công ty sẽ thuê một CFO quản lý tài chính cho đến khi kết thúc dự án sáp nhập, sau đó một người khác sẽ thay thế anh ta để lo về dự án tăng vốn.

Con cá lớn trong cái hồ nhỏ”

Xu hướng lùi một bước để tiến ba bước được nhiều chuyên gia tài chính trẻ quan tâm. Nhiều chuyên gia tài chính trẻ rời bỏ công việc ở các công ty tên tuổi như Dell, IBM, Ford… để đến làm việc cho những công ty tư nhân vô danh.

Mục tiêu của họ không chỉ là một dòng chữ “CFO” trong bản sơ yếu lý lịch, mà còn là hướng đến sự phát triển trong tương lai của công ty, đặc biệt là hướng đến xu hướng “đại chúng hóa công ty”, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và tăng vốn của các công ty nhỏ.

Một điều quan trọng là giám đốc tài chính của một công ty nhỏ gần như đồng nghĩa với “việc gì cũng làm, cái gì cũng biết”, công việc sẽ vất vả hơn, nhưng bù lại một mình giám đốc tài chính sẽ có cơ hội tạo ra sự thay đổi cho công ty, điều mà những nhà tài chính trẻ không có ở công ty lớn.

Từ CIO trở thành CFO

Trở thành giám đốc thông tin (CIO), vị trí quản trị hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp, hay ít nhất một vị trí trong bộ phận về thông tin của doanh nghiệp trước khi trở thành CFO cũng đang là một xu hướng mới nổi.

Khi mà các yêu cầu về báo cáo tài chính càng cao, yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh càng lớn, thì vai trò của chuyên gia tài chính trong việc xây dựng các hệ thống ERP và quy trình cho các sản phẩm điện tử càng quan trọng.

Ngày càng nhiều chuyên gia tài chính tin rằng dành thời gian làm việc trong bộ phận IT của doanh nghiệp sẽ giúp họ trở thành những giám đốc tài chính giỏi hơn. Mặt khác, với kinh nghiệm làm việc trong bộ phận IT, họ có thể dung hòa được quan hệ giữa bộ phận IT với bộ phận tài chính, đây là một yêu cầu mà nhiều công ty hướng tới khi tìm CFO cho mình.

(Thời báo KTSG)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH - CFO

(CHIEF FINANCIAL OFFICER)

Từ vị thế và tầm mức khiêm tốn của nền tài chính Việt Nam hiện nay, từ viễn cảnh tương lai của nền tài chính và của nghề quản trị tài chính, từ “chân dung” của một CFO trong thời kỳ mới, Chương trình đào tạo Giám Đốc Tài Chính (CFO) của PACE đã ra đời. Chương trình đào tạo đặc biệt này được PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn với mong muốn được góp sức mình vào mục tiêu chung “Hướng đến thế hệ CFO mới cho cộng đồng doanh nghiệp, thế hệ CFO có khát vọng và có khả năng đua tranh mạnh mẽ về trình độ quản trị tài chính với các đồng nghiệp của mình trên khắp thế giới”.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 375