5 CÁCH CẢI THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP

Sự kém hiệu quả khiến ngành công nghiệp sản xuất luôn rơi vào tình trạng khó khăn. Các kỹ sư và nhà quản lý dành cả ngày để xem các sự kiện và số liệu. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết cách đưa ra một kế hoạch khả thi để khắc phục các vấn đề mà họ có thể giải quyết trong nhiều năm.

Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc ứng dụng các lời khuyên nhằm cải thiện quy trình sản xuất và hợp lý hóa cách thức kinh doanh. Với sự thay đổi trong các mô hình công việc, thì các doanh nghiệp cảm thấy những quy trình từ năm 2019 đã không còn hiệu quả. Thay vào đó là áp dụng các công nghệ và phương pháp luận mới để phù hợp hơn trong bối cảnh hiện tại và thúc đẩy doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc ứng dụng các lời khuyên nhằm cải thiện quy trình sản xuất và hợp lý hóa cách thức kinh doanh

Dưới đây là 5 cách cải thiện quy trình sản xuất trong doanh nghiệp:

1.    Tận dụng dữ liệu kinh doanh thông minh

Thông tin được thu thập trong quá trình sản xuất cung cấp đầy đủ dữ liệu được gọi là Trí tuệ doanh nghiệp (business intelligence - BI). Nó có thể được sử dụng để cải thiện toàn bộ doanh nghiệp và chuỗi cung ứng. Các phần mềm phân tích có thể so sánh nhiều giao diện và nhà cung ứng và sau đó xác định vị trí cần cải thiện. Có thể nói, việc cài đặt một quy trình sẽ hiệu quả hơn một hệ thống thứ cấp.

Kiểm tra dữ liệu được thu thập từ cả hai giao diện sẽ giúp các nhà quản lý và kỹ thuật viên xác định nguyên nhân của sự chậm trễ ở nhà máy.

2.    Sử dụng hệ thống để kết nối các liên kế chuỗi cung ứng

Thật khó để theo dõi các chuỗi cung ứng phạm vi toàn cầu. Các doanh nghiệp có hàng nghìn hệ thống và các nhà cung cấp phân bổ khắp toàn cầu, vì thế việc theo dõi mọi hoạt động của chúng là một bài toán khó cho doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp có thể đảm bảo rằng các nhà vận hành và người chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm (QA) xem xét các thông tin lưu trữ trong một cơ sở dữ liệu bằng cách sử dụng các giao thức truyền thông cơ bản nhất.

Hệ thống đám mây là một trong những hệ thống được nhiều công ty lựa chọn vì tính đơn giản và linh hoạt. Nó cho phép chúng ta có thể truy cập bất cứ đâu, bằng bất cứ thiết bị gì.  

3.    Tối ưu sự lãng phí nguyên liệu

Lãng phí nguyên liệu là một trong những khoản chi không cần thiết lớn nhất trong nền kinh tế ngày nay. Hiện nay, con người đang dần quan tâm hơn đến sự bảo tồn thiên nhiên và trái đất, nên những doanh nghiệp lãng phí nguyên liệu sẽ có nguy cơ bị chỉ trích hoặc không được công chúng đón nhận. Các nhà lãnh đạo cần rà soát lại các quy trình nhằm xác định giai đoạn nào tạo ra nhiều sự lãng phí nhất để lên kế hoạch giảm thiểu.

4.    Mạnh dạn xác định vấn đề

Đừng ngại thừa nhận khi có vấn đề. Các nhà quản lý hãy dành một chút thời gian để phân loại điểm yếu của bất kỳ ngành hoặc doanh nghiệp theo ba cấp độ sau:

Sự tự vận hành của doanh nghiệp.

Hiệu suất của từng nhân viên.

Sự gắn kết của cơ cấu tổ chức.

Sau khi xác định vấn đề, chúng cần được ghi lại và giải quyết. Nhà quản lý càng chờ đợi thì chỉ càng khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn và có thể dẫn đến một sai lầm tốn kém hơn.

5.    Thực hiện hệ thống phiếu yêu cầu công việc

Việc phân tích vấn đề chỉ giúp nhà quản lý nhận ra những bất ổn trong quy trình. Chính vì thế, hãy lập ra một hệ thống yêu cầu công việc để các vấn đề của nhân viên được giải quyết nhanh nhất có thể.

Nếu một quy mô công nghiệp đang cần được thay thế bằng hệ thống kỹ thuật số hiện đại hơn thì có nghĩa doanh nghiệp này chỉ đang bước vào một nửa của trận đấu. Chính vì thế, các nhà quản lý cần thực hiện các thay đổi càng nhanh càng tốt. Nếu không, vấn đề sẽ trở nên tồi tệ hơn.

Nguồn: Forbes.com

 

Chương trình đào tạo

CPO - GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
CPO - Chief Production Officer

Đưa những công nghệ quản lý sản xuất tiên tiến nhất và hiệu quả nhất của các tập đoàn hàng đầu thế giới
vào doanh nghiệp của mình (bất kể là doanh nghiệp lớn, hay vẫn còn ở quy mô vừa và nhỏ)

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 319