6 BƯỚC ĐỂ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DÀNH CHO CFO

Đối với bất kỳ một giám đốc tài chính hay chuyên gia trong lĩnh vực này, điều quan trọng là ngoài kiến thức chuyên môn cần có thì cũng phải biết cách phân tích hiệu quả các báo cáo tài chính của một công ty. Kỹ năng này đòi hỏi phải thông rõ 3 lĩnh vực:

Cơ cấu báo cáo tài chính.

Các đặc điểm kinh tế ngành công nghiệp, trong đó có thị phần công ty đang hoạt động.

Các chiến lược mà công ty đang theo đuổi để phân biệt với các đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc.

Và dưới đây là 6 bước giúp CFO có thể phân tích hiệu quả các báo cáo tài chính:

1. Xác định các đặc điểm kinh tế.

Đầu tiên, phải phân tích xác định cũng như thông rõ về chuỗi giá trị của ngành công nghiệp phục vụ cho các hoạt động mà liên quan tới công ty. Các hoạt động bao gồm: Sản xuất sản phẩm/ dịch vụ, phân phối, mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter…

2. Xác định chiến lược của công ty.

Tiếp theo, hãy xem bản chất của sản phẩm/ dịch vụ do công ty sản xuất gồm: tính độc đáo, mức lợi nhuận, sự tương tác từ khách hàng, chi phí truyền thông. Ngoài ra, các yếu tố như tích hợp chuỗi cung ứng, đa dạng hóa địa lý và đa dạng hóa ngành cũng cần được xem xét.

3. Đánh giá chất lượng báo cáo tài chính của công ty.

Cần xem xét kỹ những báo cáo tài chính trong bối cảnh công ty xem có đúng với chuẩn mực hiện thời hay không. Phải tự trả lời rằng liệu từ bảng cân đối này có thể khái quát toàn diện tình hình kinh tế của công ty. Việc đánh giá báo cáo lưu chuyển nguồn vốn tiền tệ giúp hiểu rõ được tình hình hiện tại của công ty từ hoạt động, đầu tư, cho tới những chi phí phụ trợ cho sản xuất, nguồn thu chi ra sao…, vì nó ít nhiều cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới tổ chức.

4. Phân tích lợi nhuận và rủi ro hiện tại.

Đây là bước mà các chuyên gia tài chính hay CFO thực sự có thể tăng thêm giá trị trong công cuộc đánh giá công ty thông qua báo cáo tài chính. Dĩ nhiên công cụ phân tích phổ biến nhất là tỷ lệ báo cáo tài chính vì nó liên quan tới thanh khoản, quản lý tài sản, lợi nhuận, công nợ quản lý/ bảo hiểm/ rủi ro/ định giá thị trường.

Đối với khả năng sinh lời, có hai vấn đề cần kiểm soát kỹ: lợi nhuận là hoạt động của công ty liên quan đến tài sản - không phụ thuộc vào cách công ty đầu tư vào các tài sản đó và lợi nhuận từ các cổ đông.

5. Lập báo cáo tài chính dự báo.

Mặc dù rất khó khăn để các chuyên gia tài chính phải đưa ra những giả định hợp lý về tương lai cho công ty cũng như xác định xem các giả định này sẽ tác động như thế nào đến cả dòng tiền và nguồn đầu tư. Thông thường những dạng báo cáo như thế này sẽ theo hình thức pro-forma, tức dựa trên các kỹ thuật chẳng hạn như phần trăm của phương pháp tiếp cận bán hàng.

6. Giá trị công ty.

Mặc dù có rất nhiều phương pháp xác định giá trị công ty nhưng phổ biến nhất vẫn là phương pháp định giá theo giá trị nội tại. Giá trị của công ty được xác định theo phương pháp trên được gọi là giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Nó phản ánh giá trị thực chất, giá bán từng phần các tài sản hiện có của doanh nghiệp ở thời điểm định giá.

Các bước tiếp theo

Sau khi phân tích và báo cáo tài chính của công ty được hoàn thành, sẽ có thêm vài câu hỏi cần được trả lời: “Liệu công ty chúng ta có thể thực sự tin tưởng những con số đang được cung cấp không?” Hay “Có điều gì bất thường về kế toán đã được báo cáo?” Cho dù câu trả lời là gì thì điều quan trọng đối với chuyên gia tài chính cũng như các CFO chính là phải hiểu được nhiệm vụ quan trọng của mình cũng như nắm được những tư duy và kiến thức cốt lõi mà một CFO chuyên nghiệp cần phải có trong môi trường kinh doanh toàn cầu.

Theo Afponline

 

 

Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH

Chief Financial Officer (CFO)

Nâng tầm quản trị tài chính của CFO trong thời kỳ mới

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377