9 SAI LẦM MÀ CÁC LÃNH ĐẠO CẦN TRÁNH KHI XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Nền tảng văn hóa doanh nghiệp là cách giải quyết các vấn đề trong một doanh nghiệp. Chính cách thức giải quyết tốt vấn đề sẽ mang đến thành công cho một tổ chức, hoặc ngược lại. Vì vậy, đừng mắc sai lầm khi muốn xây dựng văn hóa của doanh nghiệp.

Theo Shawn Murphy - Giám đốc điều hành và sáng lập Công ty Switch & Shift chuyên giúp các doanh nghiệp thiết lập bộ máy vận hành lấy con người làm trung tâm đã chia sẻ 9 sai lầm mà các lãnh đạo cần tránh khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

 

1. Chỉ tập trung vào người tiêu cực

Cái bẫy lớn nhất mà các nhà lãnh đạo thường mắc phải khi định hướng văn hóa của doanh nghiệp là việc chỉ tập trung vào những cá nhân mang tính tiêu cực hoặc thậm chí chống đối. Họ thường nghĩ theo logic: “Nếu tôi có thể khiến những cá nhân này ủng hộ thì mọi người cũng sẽ ủng hộ tôi”. Nhưng không may là điều này chỉ càng làm tăng thêm tính “tiêu cực” nhiều hơn mà thôi.

2. Đánh giá thấp mục đích

Bản chất con người chúng ta luôn muốn trở thành điều quan trọng nhất, điều này giúp chúng ta luôn cố gắng hết sức để hoàn thành tốt công việc. Nếu một văn hóa công ty đánh giá thấp mục đích, tức là đi ngược lại bản chất con người, là một văn hóa suy yếu.

3. Không thường xuyên trao đổi

Theo một nghiên cứu cho thấy, mọi người cần nghe một thông điệp bảy lần trước khi nắm bắt được ý nghĩa của nó. Và trong giao tiếp cũng vậy, đừng kỳ vọng sẽ nắm hết thông tin chỉ sau 1 lần nghe. Cần chắc chắn rằng điều gì nên ưu tiên và điều gì là quan trọng nhất từ người truyền đạt. Sự rõ ràng trong giao tiếp chính là chìa khóa cho một văn hóa tích cực.

4. Tư duy trong “tháp”

Khi lãnh đạo tạo ra sự thay đổi trong bộ phận của mình, hãy tiên liệu trước những tác động của sự thay đổi ấy đến các bộ phận khác trong công ty. Doanh nghiệp là một hệ thống, mỗi bộ phận là một mắt xích của toàn bộ dây chuyền. Tư duy trong “tháp” - tức chỉ dựa trên đặc trưng và sự tác động đến một bộ phận sẽ làm hạn chế những ý tưởng và làm suy yếu hoạt động của công ty.

 

5. Lan truyền cảm xúc tiêu cực

Không ai có thể luôn hài lòng với những gì diễn ra xung quanh mình (khách quan), thậm chí ngay cả với những hành vi, quyết định của chính mình (chủ quan). Nhưng lãnh đạo thì không được phép để cho cấp dưới chứng kiến cảm xúc tiêu cực của mình, bởi tâm trạng của người lãnh đạo có tính “lây truyền”. Cảm xúc tiêu cực, cho dù là không cố ý, sẽ tạo nên một không khí không lành mạnh dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng trong công việc.

6. Suy nghĩ ngắn hạn

Tập trung vào lợi nhuận là một cái bẫy trong kinh doanh. Suy nghĩ ngắn hạn sẽ bào mòn hành vi thiết lập mục tiêu để hướng tới lợi ích dài hạn. Nhà lãnh đạo sáng suốt sẽ biết cách cân bằng giữa những mục tiêu ngắn hạn (lợi nhuận) và kế hoạch dài hạn (phát triển bền vững) của doanh nghiệp.

7. Đề cao chủ nghĩa cá nhân

Không ai quan trọng hơn tập thể. Dù là người có nhiều quyền hạn trong tổ chức nhưng khi người lãnh đạo ấy chỉ làm theo ý kiến cá nhân và không coi trọng xung quanh thì người đó đã tự đánh mất cơ hội tận dụng “trí tuệ tập thể”. Xây dựng văn hóa đề cao làm việc nhóm, sẽ phát huy được tối đa sức mạnh của tất cả các thành viên trong tổ chức.

8. Đánh giá thấp các mối quan hệ

Nhu cầu cơ bản của loài người là kết nối với người khác. Vì vậy, sẽ là sai lầm khi không tập trung xây dựng các mối quan hệ trong và ngoài công ty. Nhà lãnh đạo thông minh sẽ tránh đề cao các cá nhân, thay vào đó, họ tạo ra nhiều cách để kết nối mọi người với nhau. Văn hóa kết nối sẽ tạo nên sức mạnh tập thể.

9. Không chú ý đến các nhu cầu mang tính xã hội

Đề cao vai trò cá nhân là một sai lầm, nhưng bỏ qua nhu cầu phát triển của các thành viên cũng không phải điều có lợi cho công ty.

Người lãnh đạo nên khuyến khích xây dựng “tình đồng nghiệp” trong nội bộ doanh nghiệp. Điều đó giúp định hình bản sắc riêng văn hóa doanh nghiệp, nơi tôn trọng, đề cao các mối quan hệ và phát triển cá nhân.

Đừng cho nhân viên cảm giác không muốn đến văn phòng, chỉ làm việc rồi về. Hãy tạo cho họ năng lượng “hăm hở tới văn phòng rồi háo hức trở về nhà”. Nhà lãnh đạo thông minh sẽ dựa vào điều này để tạo dựng văn hóa công sở.

Theo Switch & Shift

Chương trình đào tạo

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Corporate Culture

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt

và được coi là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp

 

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377