Văn hóa doanh nghiệp là gì? Cách xây dựng văn hóa công ty

Một doanh nghiệp thất bại về chiến lược tưởng như là thất bại thảm khốc nhất, nhưng nếu còn văn hóa doanh nghiệp thì họ có thể còn cơ hội để đứng dậy. Chính vì vậy, văn hóa doanh nghiệp chính là lợi thế cạnh tranh hàng đầu, mang lại thành công bền vững cho doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là gì?

“Văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống và cách làm của doanh nghiệp. Hay nói một cách cụ thể hơn, văn hóa doanh nghiệp chính là cách nghĩ, cách sống và cách làm việc của từng con người trong doanh nghiệp đó.” - (Trích sách Quản trị bằng Văn hóa - Tác giả: TS Giản Tư Trung).

Có thể hiểu, văn hóa doanh nghiệp là những giá trị cốt lõi, niềm tin, hành vi, thái độ được chia sẻ, đặc trưng cho các thành viên và ban lãnh đạo trong cách hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh. Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ các mục tiêu, chiến lược, cấu trúc và cách tiếp cận của tổ chức đối với nhân viên, khách hàng, đối tác, cộng đồng.

Đối thủ cạnh tranh có thể sao chép những điểm nổi bật hoặc tiên phong của doanh nghiệp, như chiến lược, sản phẩm, hệ thống, duy chỉ có một thứ họ không thể, đó chính là văn hóa doanh nghiệp. Đây được xem là lợi thế cạnh tranh, mang lại sự phát triển bền vững cho tổ chức.

Văn hóa doanh nghiệp được phản ánh trong những quy định, chẳng hạn như giờ làm việc, phúc lợi nhân viên, bố trí văn phòng, trang phục, quyết định tuyển dụng, sự hài lòng của khách hàng và nhiều khía cạnh khác.

MBC - QUẢN TRỊ BẰNG VĂN HÓA

Khai giảng: 11/05/2024 - Địa điểm: Hà Nội

Khai giảng
11/05/2024
Phí tham dự
3.500.000 VNĐ
Địa điểm
Hà Nội
Phí ưu đãi
3.000.000 VNĐ
Lịch học
Thứ Bảy
Giờ học
08:30 - 12:00 & 13:00 - 17:30

(*) Phí ưu đãi sẽ được áp dụng khi chuyển phí trước ngày khai giảng ít nhất 07 ngày

MBC - QUẢN TRỊ BẰNG VĂN HÓA

Khai giảng: 06/07/2024 - Địa điểm: TP.HCM

Khai giảng
06/07/2024
Phí tham dự
3.500.000 VNĐ
Địa điểm
TP.HCM
Phí ưu đãi
3.000.000 VNĐ
Lịch học
Thứ Bảy
Giờ học
08:30 - 12:00 & 13:00 - 17:30

(*) Phí ưu đãi sẽ được áp dụng khi chuyển phí trước ngày khai giảng ít nhất 07 ngày

Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp

Mỗi nền văn hóa đều có những nét độc đáo và riêng biệt. Việc tích hợp những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên một văn hóa doanh nghiệp khác biệt và bền vững, có 5 yếu tố tạo nên một nền văn hóa vĩ đại, bao gồm:

  1. Tầm nhìn
  2. Giá trị cốt lõi
  3. Con người
  4. Sức mạnh của câu chuyện
  5. Môi trường làm việc mở

Tầm nhìn

Một nền văn hóa vĩ đại luôn bắt đầu từ một tầm nhìn đa diện. Từ tầm nhìn đó, doanh nghiệp có thể bao quát ra những mục tiêu xa hơn, từ mục tiêu ấy sẽ vẽ ra lộ trình rõ ràng hơn để tiến tới thành công. Một tuyên bố tầm nhìn nghe có vẻ đơn giản nhưng đó lại là yếu tố nền tảng của cả văn hóa doanh nghiệp.

Giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp làm thước đo, tiêu chuẩn để cân chỉnh những hành vi, quan điểm nhằm đạt được tầm nhìn. Nhiều doanh nghiệp nhận ra giá trị của họ thông qua nhân viên, khách hàng, thị trường,... chính vì vậy nó góp phần làm nên một nền văn hóa doanh nghiệp tuyệt vời.

Con người

Ai sẽ là người đưa ra tầm nhìn? Ai chia sẻ những giá trị cốt lõi? Nhân sự nào trong doanh nghiệp đủ khả năng để thực hiện các giá trị? Điều đó cho thấy, con người chính là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa tích cực trong doanh nghiệp.

Sức mạnh của câu chuyện

Những bài học lịch sử thông qua câu chuyện là sức mạnh vô hình giúp mỗi cá nhân trong doanh nghiệp hiểu và tiếp bước với những thành tựu đó, điều này góp phần tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Chẳng hạn như những câu chuyện thú vị của Steve Jobs, ông đã góp phần đưa Apple thành công và phổ biến như ngày nay.

Môi trường làm việc mở

Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, nơi cho phép mọi người được thoải mái phát biểu ý kiến, thực hiện những ý tưởng “điên rồ”, độc đáo ngày càng phổ biến hơn tại các doanh nghiệp hiện nay. Đặc biệt là khi thế hệ genZ đã và đang tham gia vào lực lượng lao động, họ có những kỳ vọng và mong muốn cao hơn. Chính vì vậy, việc xây dựng môi trường làm việc hiệu quả sẽ tạo ra một nền văn hóa tích cực, thành công hơn.

Những yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp

Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

Trong một nghiên cứu của Deloitte, có đến 94% CEO và 88% nhân viên tin rằng, văn hóa doanh nghiệp mang tính quyết định đối với thành công của một doanh nghiệp. Trên thực tế, văn hóa thực sự tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt vận hành khác nhau trong một tổ chức. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp phải kể đến:

  1. Tạo chất riêng cho doanh nghiệp
  2. Thu hút và giữ chân nhân viên
  3. Cơ sở để kiểm soát nhân viên
  4. Tạo ra sự chuyên nghiệp
  5. Nâng cao danh tiếng thương hiệu

Tạo chất riêng cho doanh nghiệp

Văn hóa trong mỗi doanh nghiệp là khác nhau, điều này cũng càng không thể bắt chước. Chính vì vậy, văn hóa tạo ra chất riêng cho doanh nghiệp, đó chính là tài sản di truyền, giữ gìn bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, nhờ đó mang lại khả năng phát triển bền vững.

Văn hóa doanh nghiệp giúp truyền tải những giá trị, ý thức, phong cách của tổ chức tới toàn thể đội ngũ nhân viên. Hướng đến cam kết vì mục tiêu, lợi ích của tổ chức, góp phần tạo ra sự ổn định và lành mạnh trong doanh nghiệp.

Đây cũng được xem là nền tảng để quản lý tổ chức, bằng cách đưa ra những chuẩn mực, đạo đức để hướng các thành viên biết mình nên nói gì, làm ra sao. Điều này giống như một cơ chế khẳng định lại mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp là những giá trị cốt lõi, niềm tin, hành vi, thái độ được chia sẻ, đặc trưng cho các thành viên và ban lãnh đạo

Thu hút và giữ chân nhân viên

Văn hóa doanh nghiệp không thể chỉ được hình thành sau 1 - 2 ngày, văn hóa là một quá trình mang tính bền vững. Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng sâu sắc tới quá trình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp, giúp thu hút và giữ chân nhân viên gắn bó lâu dài với tổ chức.

GenZ ngày nay lớn lên trong thời đại bùng nổ công nghệ, thế hệ này chiếm hơn 30% lực lượng lao động trên thị trường, theo Báo Thanh Niên, họ mong muốn một môi trường làm việc mà ở đó, tất cả mọi người đều đồng lòng, đoàn kết, dốc sức tương trợ lẫn nhau, luôn đặt lợi ích của tổ chức lên hàng đầu.

Khi nhân viên làm việc cho một môi trường có nền văn hóa tích cực, vững mạnh và phù hợp với niềm tin, thái độ của họ, điều này tạo động lực làm việc chăm chỉ và cống hiến nhiều hơn cho tổ chức.

Cơ sở để kiểm soát nhân viên

Văn hóa doanh nghiệp là cơ sở để tất cả mọi người trong công ty noi theo và thực hiện, cho dù đó là những nhà lãnh đạo cấp cao, CEO hay thậm chí là Chủ tịch. Nói một cách dễ hiểu, ai đúng hay không không quan trọng, cái gì đúng mới quan trọng.

Chính vì vậy, văn hóa doanh nghiệp lành mạnh và dung hòa được tất cả thành viên trong tổ chức sẽ hạn chế được tối đa những xung đột, căng thẳng đồng thời tạo ra sự gắn kết giữa các bộ phận/ phòng ban trong công ty. Khi nhân viên có xu hướng tạo ra xung đột thì văn hóa sẽ là cơ sở để mọi người thống nhất, hàn gắn và gắn kết với nhau hơn.

Tạo ra sự chuyên nghiệp

Dễ dàng nhận thấy rằng, văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố tiên quyết trong việc tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp. Khi tất cả nhân viên đều hài lòng với công việc, với doanh nghiệp, ai cũng dựa vào đó để tuân thủ, thực hiện, điều đó tạo ra tiếng nói chung cho tất cả mọi người.

Nâng cao danh tiếng thương hiệu

Văn hóa doanh nghiệp tích cực bao gồm cả những giá trị đạo đức, khi có đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp sẽ cung cấp các sản phẩm/ dịch vụ có chất lượng, tập trung vào những tiêu chuẩn cao nhất. Từ đó tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng cho lực lượng lao động, tạo ra các sản phẩm chất lượng, tạo sự hài lòng cho người tiêu dùng. Điều này giúp nâng cao danh tiếng thương hiệu trên thị trường, đảm bảo tăng trưởng cả thị phần và doanh thu cho công ty.

Văn hóa doanh nghiệp nâng cao danh tiếng thương hiệu

5 Bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiệu quả

Bước 1: Phân tích doanh nghiệp

Khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cần đánh giá xem văn hóa hiện tại của doanh nghiệp là gì, đang ở đâu và có biểu hiện nào. Khi doanh nghiệp xuất hiện nhiều dấu hiệu tiêu cực, khi đó cần đưa ra những phương án cải thiện ngay để tránh tạo ra một môi trường làm việc độc hại.

Dấu hiệu của văn hóa doanh nghiệp độc hại có thể bao gồm:

  • Nội bộ không có sự gắn kết: Một môi trường mà ở đó, bầu không khí làm việc lúc nào cũng căng thẳng, nặng nề, ai làm việc nấy, đây được xem là môi trường làm việc không tích cực, không phát triển, không thể duy trì lâu dài.
  • Ý thức kém: Nhân viên không có tính chủ động, tự giác trong công việc, tác phong chậm chạp, thường xuyên đi muộn về sớm, kỷ luật kém sẽ tạo ra một văn hóa chây ì, lười nhác, dễ rơi vào khủng hoảng.
  • Tuyển dụng nhân sự liên tục: Yếu kém trong công tác quản lý của nhân sự khiến nhân viên cảm thấy không hài lòng, không có động lực làm việc và không muốn gắn bó lâu dài với tổ chức.
  • Có nhiều cuộc họp kéo dài, các biện pháp kỷ luật để răn đe nhưng lại không có hoặc có rất ít sự công nhận, khen thưởng thành tích của nhân viên.
  • Không có nhiều sự tương tác giữa sếp và nhân viên, đội ngũ nhân viên có thể né tránh sếp, tránh không muốn đến gần hoặc đi chung với sếp,...
  • Nhân viên im lặng trong suốt cuộc họp, không dám đưa ra những ý tưởng mới lạ, độc đáo nhưng sau cuộc họp lại hí hửng bàn tán, trò chuyện ngoài lề.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Bước 2: Đưa ra những kỳ vọng về văn hóa doanh nghiệp

Hãy đưa ra những kỳ vọng về văn hóa doanh nghiệp, nghĩ thật kỹ về những điều mà doanh nghiệp muốn xây dựng, bắt đầu từ những thế mạnh và điểm riêng của tổ chức. Khi văn hóa được hình thành trên những sức mạnh có sẵn, nhà lãnh đạo sẽ biết mình nên làm gì, làm như thế nào để mang lại mọi thứ tốt nhất.

Bước 3: Xác định yếu tố xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi cần được xác định để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, điều này chỉ nên là những thứ thực sự giá trị, được coi trọng ở doanh nghiệp. Khi xác định giá trị cốt lõi, doanh nghiệp cần trả lời câu hỏi:

  • Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược dài hạn của doanh nghiệp là gì?
  • Muốn được công chúng nhìn nhận về doanh nghiệp như thế nào?
  • Mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp có đang phù hợp với giá trị cá nhân của đội ngũ nhân viên hay không?
  • Mục tiêu văn hóa mà doanh nghiệp hướng đến là gì, chẳng hạn như đội ngũ đoàn kết, môi trường năng động, sáng tạo, thành tích của nhân viên được công nhận,...

Bước 4: Xây dựng và truyền thông giá trị cốt lõi cho tổ chức

Văn hóa doanh nghiệp chỉ được hình thành khi được toàn thể nhân viên đồng thuận và hiểu rõ về những lợi ích mà nó mang lại. Chính vì vậy, khi xác định được một văn hóa lý tưởng cho tổ chức, hãy truyền đạt và diễn giải cặn kẽ cho toàn thể đội ngũ nhân viên, để họ cùng hiểu và tuân thủ theo.

Kế hoạch hành động của doanh nghiệp phải bao gồm các thời gian, điểm mốc, mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể. Điều gì nên được ưu tiên? Đâu là chỗ cần được tập trung nỗ lực? Cần những nguồn lực nào? Thời hạn hoàn thành là bao lâu? Ai chịu trách nhiệm cho mỗi nhiệm vụ cụ thể?

Bước 5: Triển khai

Khi đã có những giá trị cốt lõi và truyền đạt, giải thích cặn kẽ cho nhân viên, các nhà lãnh đạo cần bắt tay vào thực hiện và triển khai với các hoạt động như sau:

  • Xây dựng đội ngũ phụ trách văn hóa doanh nghiệp, thường là phòng ban Nhân sự trong công ty, nhà lãnh đạo cũng cần theo dõi, giám sát sát sao.
  • Khuyến khích, tạo động lực, thúc đẩy cho toàn thể nhân viên thực hiện và hưởng ứng tích cực văn hóa của doanh nghiệp.
  • Phát triển và duy trì văn hóa bằng các hoạt động nội bộ, đào tạo, khen thưởng, teambuilding,...

Bước 6: Đo lường

Văn hóa doanh nghiệp phải được đo lường sau một khoảng thời gian triển khai. Điều này giúp kịp thời phát hiện, xử lý rủi ro trước khi chúng ảnh hưởng đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Để đo lường hiệu quả, doanh nghiệp cần đưa ra hệ thống câu hỏi, tiêu chí để làm tiền đề cho sự đánh giá đó.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải đo lường tính hiệu quả

Ví dụ về Văn hóa doanh nghiệp của một số công ty hàng đầu thế giới

Văn hóa doanh nghiệp Google

Giá trị văn hoá

Mô tả

Khách hàng đầu tiên

Khách hàng luôn đứng đầu

Đoàn kết

Làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu chung

Mở cửa

Luôn sẵn sàng tiếp thu ý kiến và ý tưởng mới

Tự động

Sử dụng công nghệ để cải thiện mọi thứ

Văn hóa doanh nghiệp Apple

Giá trị văn hoá

Mô tả

Đổi mới

Tích hợp sáng tạo và thiết kế vào mọi sản phẩm

Đã quyết định

Đã quyết định làm việc khác biệt và xuất sắc

Khách hàng trên hết

Luôn đặt khách hàng lên hàng đầu

Đoàn kết

Làm việc cùng nhau để đối mặt với thách thức

 

Văn hóa doanh nghiệp Amazon

Giá trị văn hoá

Mô tả

Khách hàng trên hết

Luôn làm cho khách hàng hài lòng

Tự động

Sử dụng tự động hóa để tối ưu hóa quy trình

Kiên trì

Đã quyết định kiên nhẫn để thành công

Đoàn kết

Làm việc nhóm để đạt được mục tiêu

 

Văn hóa doanh nghiệp Microsoft

Giá trị văn hoá

Mô tả

Đổi mới

Luôn tìm kiếm cách cải thiện và đổi mới

Khách hàng trên hết

Tập trung vào nhu cầu của khách hàng

Tôn trọng cá nhân

Tôn trọng cá nhân và đa dạng hóa

Cùng học hỏi

Học hỏi từ kinh nghiệm và phản hồi

 

Văn hóa doanh nghiệp Facebook

Giá trị văn hoá

Mô tả

Đổi mới

Sáng tạo và thay đổi là một phần của DNA

Tự do

Tạo môi trường tự do để thử nghiệm và sáng tạo

Cùng tạo dựng

Cùng nhau xây dựng sản phẩm tốt hơn

Khách hàng đầu tiên

Luôn tập trung vào nhu cầu của khách hàng

>> Xem thêm các Văn hóa doanh nghiệp điển hình của các công ty, tập đoàn hàng đầu thế giới tại: Sách Quản trị bằng Văn hóa - TS. Giản Tư Trung

Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Văn hóa doanh nghiệp thường thể hiện sự tương quan với tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Là yếu tố quan trọng để đảm bảo rằng toàn bộ tổ chức hoạt động theo hướng mà doanh nghiệp muốn và theo đúng với những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp với tầm nhìn, sứ mệnh, và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp được thể hiện như sau:

  • Tầm nhìn là định hướng cho văn hóa doanh nghiệp. Tầm nhìn của doanh nghiệp thể hiện những gì mà doanh nghiệp muốn đạt được và cũng là động lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Văn hóa doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên tầm nhìn của doanh nghiệp, để đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu chung.

  • Sứ mệnh là nền tảng của văn hóa doanh nghiệp. Sứ mệnh của doanh nghiệp thể hiện lý do tồn tại của doanh nghiệp và cũng là mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trong ngắn hạn và trung hạn. Văn hóa doanh nghiệp cần được xây dựng trên nền tảng của sứ mệnh của doanh nghiệp, để đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.

  • Giá trị cốt lõi là yếu tố xuyên suốt của văn hóa doanh nghiệp. Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp thể hiện những gì mà doanh nghiệp coi trọng và cũng là thước đo để đánh giá hành động của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp cần được xây dựng dựa trên giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, để đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp đều phù hợp với những giá trị mà doanh nghiệp đề cao.

Ví dụ, một doanh nghiệp có tầm nhìn là trở thành "Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin". Sứ mệnh của doanh nghiệp là "Cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến, góp phần phát triển kinh tế - xã hội". Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp là "Trách nhiệm, sáng tạo, đổi mới".

Văn hóa doanh nghiệp của doanh nghiệp này cần được xây dựng dựa trên những yếu tố trên. Cụ thể, văn hóa doanh nghiệp cần đề cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo và đổi mới trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, khuyến khích sự sáng tạo và khuyến khích đổi mới để đạt được mục tiêu trở thành "Doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin".

Nhìn chung, tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi là những yếu tố quan trọng của một doanh nghiệp. Chúng cần được xây dựng một cách thống nhất và nhất quán với nhau, để tạo nên một văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Mối quan hệ giữa văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa kinh doanh là hệ thống các giá trị, niềm tin và hành vi được chia sẻ trong môi trường kinh doanh rộng lớn, bao gồm nhiều tổ chức và cá nhân. VNKD ảnh hưởng đến cách thức hoạt động kinh doanh, đạo đức kinh doanh và cách thức các tổ chức tương tác với nhau.

Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, niềm tin và hành vi được chia sẻ trong một tổ chức cụ thể. VHDN ảnh hưởng đến cách thức hoạt động, tương tác của nhân viên, và tạo nên bản sắc riêng cho tổ chức.

Mối quan hệ giữa văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp:

  • Văn hóa kinh doanh ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp:
    • Các giá trị, niềm tin trong văn hóa kinh doanh sẽ ảnh hưởng đến cách thức xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
    • Ví dụ: Văn hóa kinh doanh đề cao sự cạnh tranh sẽ dẫn đến việc các doanh nghiệp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tập trung vào hiệu quả và năng suất.
  • Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh:
    • Văn hóa doanh nghiệp hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy văn hóa kinh doanh lành mạnh, tạo nên môi trường kinh doanh bền vững.
    • Ví dụ: Các doanh nghiệp có văn hóa doanh nghiệp đề cao đạo đức kinh doanh sẽ góp phần tạo dựng văn hóa kinh doanh minh bạch và công bằng.

Hai khái niệm này có mối liên hệ mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau.

Ví dụ cụ thể:

  • Văn hóa kinh doanh Việt Nam:
    • Đề cao sự tôn trọng và tinh thần cộng đồng.
    • Ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp của các tổ chức Việt Nam:
      • Tôn trọng cấp trên và đồng nghiệp, đề cao tinh thần đoàn kết và tương trợ lẫn nhau.
  • Văn hóa doanh nghiệp Samsung:
    • Tập trung vào sự sáng tạo, đổi mới và chất lượng sản phẩm.
    • Góp phần thúc đẩy văn hóa kinh doanh Hàn Quốc hướng đến sự cạnh tranh và phát triển bền vững.

Văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là hai khái niệm quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hiểu rõ mối quan hệ này sẽ giúp các tổ chức xây dựng văn hóa phù hợp, góp phần vào thành công trong kinh doanh.

Một số câu hỏi thường gặp về văn hóa doanh nghiệp

  1. Văn hóa doanh nghiệp có thay đổi không?
  2. Doanh nghiệp nào mới cần văn hóa doanh nghiệp?
  3. Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp là gì?
  4. Phân biệt sự khác nhau giữa Văn hóa Doanh nghiệp và Văn hóa Cá nhân là gì?
  5. Thách thức, khó khăn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Văn hóa doanh nghiệp có thay đổi không?

Văn hóa doanh nghiệp có thể thay đổi để phù hợp hơn với nhu cầu, sứ mệnh, định hướng phát triển của doanh nghiệp và xã hội, thị trường. Văn hóa được xây lên từ các giá trị, thái độ, hành vi,... và đã trở nên quen thuộc với mọi người. Chính vì vậy, việc thay đổi cần sự đồng thuận của toàn bộ nhân viên và cần có thời gian.

Doanh nghiệp nào mới cần văn hóa doanh nghiệp?

Tất cả các doanh nghiệp, dù công ty mới thành lập hay công ty đã hoạt động lâu năm, bất kể quy mô, lĩnh vực kinh doanh nào đều cần có văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa là một bộ giá trị, thái độ, hành vi, phong cách lãnh đạo mà doanh nghiệp thiết lập để định hướng cho các hoạt động, tạo ra môi trường làm việc tích cực, khuyến khích sự sáng tạo và phát triển doanh nghiệp bền vững.

Chính vì vậy, văn hóa dường như là một điều bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Đặc biệt là với các doanh nghiệp mới, văn hóa lại càng quan trọng hơn nữa, bởi đó là thời điểm để thiết lập cơ sở văn hóa vững chắc cho doanh nghiệp.

Bản sắc văn hóa doanh nghiệp là gì?

Bản sắc văn hóa doanh nghiệp là những đặc trưng riêng biệt về phong cách hành động và hành vi của tổ chức, thể hiện những giá trị và triết lý hành động đã được lựa chọn để theo đuổi. Nó là "phần hồn", là nét đẹp, cái "gene" của doanh nghiệp, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút nhân tài, thúc đẩy sự sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Đặc trưng của bản sắc văn hóa doanh nghiệp:

  • Tính độc đáo: Mỗi doanh nghiệp có bản sắc văn hóa riêng, không thể sao chép từ doanh nghiệp khác.
  • Tính ổn định: Bản sắc văn hóa doanh nghiệp được hình thành qua thời gian và có tính ổn định nhất định.
  • Tính lan tỏa: Bản sắc văn hóa doanh nghiệp lan tỏa đến tất cả các thành viên trong tổ chức và ảnh hưởng đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tính thích ứng: Bản sắc văn hóa doanh nghiệp cần có khả năng thích ứng với những thay đổi của môi trường nội bộ và bên ngoài.

Các cấp độ của văn hóa doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp được chia thành 3 cấp độ bao gồm: Cấu trúc hữu hình doanh nghiệp, giá trị được công nhận và quan điểm chung.

  1. Cấu trúc hữu hình doanh nghiệp (Visible Culture)

    • Cấp độ này bao gồm các yếu tố dễ quan sát và nhận thấy của văn hóa doanh nghiệp, như biểu hiện bên ngoài và quy tắc mà nhân viên thường thấy trong công việc hàng ngày. Đây là những khía cạnh có thể được thấy bằng mắt thường, như quy tắc mặc đồ, ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp, cách làm việc và không gian làm việc.

    • Ví dụ: Một công ty có chính sách thân thiện với môi trường có thể sử dụng năng lượng tái tạo và có nhiều thùng rác tái chế trên nơi làm việc.

  2. Giá trị được công nhận (Espoused Values)

    • Cấp độ này bao gồm các giá trị, tư tưởng và nguyên tắc mà doanh nghiệp công bố và công nhận một cách rộng rãi. Đây là các giá trị được tạo ra bởi lãnh đạo và được chia sẻ trong tổ chức.

    • Ví dụ: Một công ty có giá trị cao quý về sáng tạo và đổi mới có thể khuyến khích nhân viên đề xuất ý tưởng mới và cung cấp tài trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển.

  3. Quan điểm chung (Underlying Assumptions)

    • Cấp độ này đi sâu hơn vào tâm hồn của văn hóa doanh nghiệp và bao gồm những giả định không được thể hiện một cách rõ ràng. Bao gồm những quan điểm cơ bản mà nhân viên thường không thể nói ra hoặc nhận thấy, nhưng chúng ảnh hưởng đến cách họ hành xử và làm việc.

    • Ví dụ: Một công ty có thể có giả định rằng sự cạnh tranh là điều bình thường và cần thiết để tồn tại. Điều này có thể dẫn đến một môi trường làm việc căng thẳng và áp lực cao.

Tất cả ba cấp độ này cùng nhau tạo nên văn hóa doanh nghiệp toàn diện và ảnh hưởng đến cách tổ chức hoạt động, quyết định và tương tác. Để hiểu và thay đổi văn hóa doanh nghiệp, cần phải xem xét cả ba cấp độ này và tạo ra sự thay đổi phù hợp để đạt được mục tiêu doanh nghiệp và tạo ra môi trường làm việc tích cực.

Phân biệt sự khác nhau giữa Văn hóa Doanh nghiệp và Văn hóa Cá nhân là gì?

Yếu tố so sánh

Văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa cá nhân

Mục tiêu và tầm nhìn

Định hướng phát triển và mục tiêu chung của doanh nghiệp

Mục tiêu cá nhân và ước mơ

Giá trị và niềm tin

Nguyên tắc và giá trị chung mà doanh nghiệp xây dựng

Quan điểm và giá trị cá nhân

Phong cách lãnh đạo

Lãnh đạo tập trung vào mục tiêu chung của doanh nghiệp

Lãnh đạo tập trung vào mục tiêu cá nhân

Phương pháp làm việc

Đội nhóm, hợp tác và làm việc theo nhóm

Làm việc độc lập hoặc theo phong cách riêng

Giao tiếp

Giao tiếp chuyên nghiệp và hiệu quả trong tổ chức

Giao tiếp cá nhân và tương tác xã hội

Đào tạo và phát triển

Đào tạo và phát triển nhân viên theo chiến lược doanh nghiệp

Đào tạo và phát triển theo mong muốn cá nhân

Đối tác và khách hàng

Xây dựng mối quan hệ lâu dài với đối tác và khách hàng

Xây dựng mối quan hệ cá nhân với đối tác và khách hàng

Sự đổi mới và sáng tạo

Khuyến khích sự đổi mới và sáng tạo để cải thiện hoạt động kinh doanh

Sự đổi mới và sáng tạo cá nhân trong công việc

Định vị thương hiệu

Xây dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp

Xác định và thể hiện hình ảnh cá nhân

Tính đa dạng

Khuyến khích và tôn trọng tính đa dạng trong tổ chức

Tính đa dạng cá nhân và tôn trọng sự khác biệt

Kiểm soát và phản hồi

Quy trình kiểm soát và cơ chế phản hồi để cải thiện hoạt động

Tự kiểm soát và phản hồi cá nhân trong công việc

Tự động hóa và công nghệ

Áp dụng công nghệ và quy trình tự động hóa để tăng hiệu suất

Sử dụng công nghệ và tự động hóa công việc cá nhân

Lưu ý rằng bảng so sánh này chỉ đưa ra một số yếu tố phân biệt chung giữa "văn hóa doanh nghiệp" và "văn hóa cá nhân". Mỗi doanh nghiệp và cá nhân có thể có những đặc điểm và yếu tố khác nhau, bên cạnh đó những yếu tố khác phụ thuộc vào từng ngữ cảnh và tổ chức cụ thể.

Thách thức, khó khăn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

Văn hóa doanh nghiệp vô hình nhưng lại được thể hiện qua những việc hữu hình. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay rất đầu tư vào việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhưng vẫn chưa thành công. Những thách thức, khó khăn khi xây dựng văn hóa khiến họ bất bại có thể là:

  • Chưa thực sự hiểu biết thấu đáo về văn hoá, vai trò của văn hoá đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

  • Thiếu tầm nhìn từ những nhà lãnh đạo

  • Chưa có phương pháp và giải pháp để xây dựng và triển khai văn hoá

  • Chưa có sự nỗ lực, kiên trì và bền bỉ trong quá trình thực hiện.

Thách thức, khó khăn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày nay sẽ góp phần đẩy các doanh nghiệp đi nhanh hơn trong kinh doanh. Song, cũng có thể khiến họ đi sai đường nếu cách mạng công nghiệp không song hành với cách mạng văn hóa.

Thực tế, nhiều nhà lãnh đạo đã mắc lỗi lớn khi áp đặt văn hóa lên đội ngũ nhân viên mà không khơi gợi nhận thức của họ với các giá trị văn hóa. Nếu không truyền đạt cặn kẽ hệ thống giá trị văn hóa doanh nghiệp mang lại lợi ích gì cho tổ chức, thì mọi hình thức triển khai đều chỉ là phong trào.

Khi văn hóa trong một tổ chức đang dần tiến đến mức độ cao nhất, trở thành một thứ mà từ thế hệ này đến thế hệ khác đang tuân thủ và làm theo, thì các nhà lãnh đạo cần bắt tay vào thực hiện văn hóa doanh nghiệp càng sớm càng tốt.

MBC - QUẢN TRỊ BẰNG VĂN HÓA

Khai giảng: 11/05/2024 - Địa điểm: Hà Nội

Khai giảng
11/05/2024
Phí tham dự
3.500.000 VNĐ
Địa điểm
Hà Nội
Phí ưu đãi
3.000.000 VNĐ
Lịch học
Thứ Bảy
Giờ học
08:30 - 12:00 & 13:00 - 17:30

(*) Phí ưu đãi sẽ được áp dụng khi chuyển phí trước ngày khai giảng ít nhất 07 ngày

MBC - QUẢN TRỊ BẰNG VĂN HÓA

Khai giảng: 06/07/2024 - Địa điểm: TP.HCM

Khai giảng
06/07/2024
Phí tham dự
3.500.000 VNĐ
Địa điểm
TP.HCM
Phí ưu đãi
3.000.000 VNĐ
Lịch học
Thứ Bảy
Giờ học
08:30 - 12:00 & 13:00 - 17:30

(*) Phí ưu đãi sẽ được áp dụng khi chuyển phí trước ngày khai giảng ít nhất 07 ngày

Chương trình đào tạo

MBC - QUẢN TRỊ BẰNG VĂN HÓA
MBC - Management By Culture | PACE

Cách thức Xây dựng & Chuyển đổi Văn hóa Doanh nghiệp
trong một thế giới đầy biến động và trong một thời đại
mà con người ngày càng trở nên độc lập và tự do hơn.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 328