Bốn cách đơn giản để thu phục nhân viên

Có một bí mật vô cùng đơn giản để có được lòng trung thành và giữ chân nhân viên lâu dài. Đó không phải là tiền, bổng lộc hay cổ phiếu, đơn giản chỉ là giúp nhân viên tạo được một vai trò có ý nghĩa.

Đây không phải là một giấc mơ cơ bản không thể chối cãi, mà đây là một điều kiện cơ bản của tâm lý và hành vi của con người mà nhiều doanh nghiệp và các nhà lãnh đạo thường bỏ quên: những giá trị nội tâm thúc đẩy con người mạnh hơn là những phần thưởng vật chất.

Hãy nhìn xung quanh mạng lưới xã hội của bạn và bạn sẽ nhanh chóng nhận ra rằng một vài trong số những người bạn giỏi nhất của bạn đang làm việc tại những nơi trả lương tương đương với những gì họ có thể kiếm được từ một công việc khác. Họ làm những công việc đó bởi vì chúng đem lại sự hài lòng và cảm giác về mục tiêu, mục đích vượt lên trên công việc.

Một ví dụ đơn giản khác? Hãy đến một gian hàng Apple Store và nói chuyện với nhân viên ở đó. Giờ hãy so sánh với 95% nhân viên của các gian hàng bán lẻ khác. Điều đó là đủ để nói lên tất cả. Trong cuộc sống, mọi người luôn luôn có sự thay đổi các yếu tố “yêu thương hoặc tiền bạc” để đạt được sự kết hợp tốt nhất.

Những gì doanh nghiệp có thể làm để tối thiểu hóa sự thay đổi này? Đó chính là cân bằng những phần thưởng mang giá trị tinh thần và vật chất. Yếu tố trước có vai trò quan trọng đối với một doanh nghiệp và lý do cho một người để làm việc tại đó. Yếu tố sau chính là suy nghĩ thực tế và tiền lương.

Dưới đây là bốn điểm lưu ý để có thể giải mã sự bí mật của lòng trung thành lâu dài của nhân viên:

1. Giúp nhân viên tạo được một vai trò ý nghĩa. Hãy hỏi trong cuộc phỏng vấn điều mà anh/cô ấy sẽ làm nếu có đủ số tiền cần thiết; giải thích và nhắc nhở nhân viên tại sao vai trò của họ lại quan trọng như vậy và nó hòa hợp như thế nào với toàn công ty. Đây là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất của việc giữ được chân nhân viên lâu dài.

2. Hãy đưa ra  những ý kiến đánh giá phản hồi. Thường xuyên làm như vậy một cách trung thực và cẩn trọng.

3. Đưa ra những đề nghị phát triển chuyên môn, chuyên ngành. Hãy cho nhân viên thấy những con đường phát triển nghề nghiệp rộng lớn hơn trong tư tưởng; hãy hỏi nhân viên muốn làm gì nhất. Mọi người muốn biết họ đang hướng đến đâu và rằng bạn quan tâm đến việc giúp họ đến được cái đích đó.

4. Hãy nói cám ơn. Điều này là sự ghi nhận cả bên trong và bên ngoài – nghĩa là khẳng định lại sự đánh giá của bạn với vai trò của họ (đơn giản chỉ là một tờ ghi chú viết tay hoặc cử chỉ thể hiện sự cảm ơn) và trả công cho họ xứng đáng.

Làm mọi người cảm thấy hạnh phúc trong công việc không khó như mọi người vẫn tưởng.

(ST)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ - CHRO

(CHIEF HUMAN RESOURCES OFFICER)

CHRO không chỉ là một "cái chức", một cái chức rất to trong công ty, mà còn là một "cái nghề", một cái nghề chuyên nghiệp trong xã hội và đòi hỏi phải được đào tạo một cách bài bản, có hệ thống thì mới có thể thành công.

Với sự nhận thức sâu sắc về những thay đổi của ngành quản trị nhân sự thế giới, cùng với bối cảnh nhân sự Việt Nam trong giai đoạn đầy biến động, đổi thay và ngổn ngang như hiện nay, Chương trình đào tạo Giám Đốc Nhân Sự (CHRO) của PACE đã ra đời. Chương trình đào tạo đặc biệt này nhằm “góp phần hướng đến việc xác lập và phát triển một chuẩn mực nghề nghiệp về nhân sự và quản trị nhân sự cho ngành quản trị nhân sự tại Việt Nam”.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377