CEO CÓ XUẤT PHÁT ĐIỂM TỪ CHRO?

Trách nhiệm quan trọng của CEO thường bao gồm: điều hành doanh nghiệp, tối đa hóa hiệu suất của nhân viên, thiết lập giá trị văn hóa tổ chức và đảm bảo các dự án sẽ hiện thực hóa trong tương lai.

Có lẽ đây là lý do tại sao một số công ty như Dunkin' Donuts, Xerox và General Motors đều có CEO xuất phát điểm là từ lĩnh vực nhân sự. Ngược lại, thực tế cho rằng trước kia nhiều CEO lại có xuất phát điểm trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh, tiếp thị nhiều hơn là đến từ nhân sự. Vì thế ngày nay, nhiều chuyên gia cho rằng điều này sẽ thay đổi. Lộ trình dẫn đến chiếc ghế giám đốc điều hành sẽ dễ dàng hơn nếu người đó từng hoạt động trong lĩnh vực nhân sự, chính điều này sẽ mang lại sự thay đổi nhận định về mặt xã hội, kinh tế, công nghệ, con người nhằm tạo ra kỷ nguyên mới trong quản lý và cách điều hành tổ chức.

Theo báo cáo từ xu hướng nhân lực toàn cầu năm 2018 của Deloitte cho thấy, các doanh nghiệp sẽ không còn được đánh giá dựa trên các số liệu truyền thống như hiệu suất tài chính, chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của họ mà thay vào đó là dựa trên các mối quan hệ như với công nhân, khách hàng, cộng đồng. Từ đó nhằm thay đổi từ một doanh nghiệp kinh doanh thành một doanh nghiệp xã hội.

Và trong thời đại 4.0, nơi mà chỉ 1 lời nói hay hành động của nhân viên gần như có thể làm ảnh hưởng không tốt tới thương hiệu của công ty. Điển hình như vụ Starbucks, sau khi một người quản lý phạm lỗi nghiêm trọng về kỳ thị chủng tộc đã khiến dư luận phẫn nộ. Starbuck liền đóng 8.000 cửa hàng ở Mỹ để nhân viên học lại quy tắc ứng xử, dù việc đó khiến hãng tổn thất gần 17 triệu USD.

Còn ai phù hợp hơn nếu như một giám đốc điều hành có sẵn kỹ năng quản lý nguồn nhân lực?

Từ CHRO đến CEO

Trong cuốn sách mới nhất mang tên Talent Wins: The New Playbook for Putting People First (Harvard Business Review Press, 2018), Ram Charan và các đồng tác giả Dominic Barton và Dennis Carey đều ủng hộ cho việc “tái tạo” lại vai trò nhân sự để nâng cao năng lực có thể đồng hành làm việc cùng CEO và kể cả các ban lãnh đạo trong bộ-C khác.

"Các nhà lãnh đạo ở các công ty nên tập trung đầu tư vào những tài năng từ chính những giám đốc nhân sự phát hiện và đào tạo. Vì những nhân tố này là một phần không thể tách rời với các chiến lược của công ty sau này”, các tác giả cho biết.

Gaylyn Sher-Jan (Phó chủ tịch kiêm giám đốc nhân sự Insitu) trả lời rằng: “Rất cần nếu có cơ hội phát hiện ra CEO vốn xuất thân từ CHRO, vì đây là chiến lược hoàn hảo để tạo ra chân dung một CEO hiệu quả nhanh nhất”.

 

 

 

Bà còn nhận định thêm: “Vai trò của CHRO và CEO được gắn kết với nhau. Sự biến đổi từ các nhà lãnh đạo nhân sự để có thể hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thực sự chính là lộ trình an toàn và đảm bảo nhất cho vai trò CEO. Chính khả năng xử lý và điều hướng các vấn đề văn hóa, đạo đức, là kỹ năng không thể lẫn được từ giám đốc nhân sự".

Theo số liệu nghiên cứu từ Viện Korn Ferry ở Los Angeles, cho rằng giám đốc nhân sự là một trong những người đủ điều kiện để trở thành thành viên cho ban lãnh đạo (Bộ-C). Và dưới đây chính là những ý kiến đến từ các nhà lãnh đạo hàng đầu xoay quanh về ý kiến CEO có nên xuất thân từ CHRO:

Alan Guarino – phó chủ tịch, CEO của Korn Ferry cho biết: “Trong một nghiên cứu về dữ liệu đánh giá quản lý điều hành, các nhà nghiên cứu đã phân tích từ những đánh giá 360 độ của hàng nghìn nhà lãnh đạo trong 6 chức năng của bộ-C và thấy rằng những đặc điểm, tố chất của giám đốc nhân sự rất phù hợp với một giám đốc điều hành”.

Brent Filson - người sáng lập công ty tư vấn The Filson Leadership Group Inc. ở Williamston, Mass cũng đồng ý với nhận định trên. Ông lập luận rằng: “Một đặc điểm mà các giám đốc điều hành khác ở nhiều công ty có thể vẫn chưa phát triển tối ưu hết chính là tập trung điều hành vào con người”.

Filson - tác giả của 23 cuốn sách kinh doanh và là cựu cố vấn cho General Electric, cho biết: "Hầu hết các CEO đều bỏ bê một động lực quan trọng ... thứ mà tôi gọi đó là "chiến lược lãnh đạo”. Nếu không có một chiến lược lãnh đạo hay chiến lược kinh doanh thì sẽ khó trở thành CHRO chứ đừng nói gì đến CEO”.

Vai trò của giám đốc nhân sự không chỉ xoay quanh vấn đề nhân sự. Hãy suy nghĩ về kinh doanh. Hiểu được doanh nghiệp, xu hướng vận hành của doanh nghiệp. Khi đó, một CHRO giỏi là có thể sử dụng tất cả các công cụ, nguồn lực nhân sự và đòn bẩy cần thiết để đảm bảo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp giúp đạt được hiệu quả cao nhất. Một CHRO giỏi hãy linh động tìm hiểu về cách kinh doanh, cách vận hành, luôn tự hỏi những câu hỏi sâu sắc và hiểu những gì mà nguồn nhân lực có thể đáp ứng cho việc kinh doanh phát triển.

Theo Shrm.org

Chương trình đào tạo

CHRO - GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
CHRO - Chief Human Resources Officer

Góp phần xác lập & phát triển một chuẩn mực nghề nghiệp về Nhân sự và Quản trị Nhân sự theo xu hướng mới của Thế giới
cho Ngành Quản trị Nhân sự tại Việt Nam trong thời đại mới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377