Đâu là nhà lãnh đạo khôn ngoan?

Thời gian qua, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và Việt Nam đã đánh gục rất nhiều công ty từng rất nổi tiếng và được xem là thành công nhờ vào tài năng dẫn dắt của những nhà lãnh đạo. Vậy phải chăng đã đến lúc thế giới và Việt Nam cần xem lại hình mẫu lãnh đạo hiện tại và đi tìm một hình mẫu lãnh đạo mới!?

Theo Giáo sư Ikujiro Nonaka, một trong những người có ảnh hưởng nhất về “quản trị dựa vào tri thức” và khoa học lãnh đạo, thì trong thế giới kinh doanh ngày nay, khi đứng trước những quyết định trọng đại, các nhà quản lý, lãnh đạo thường tự hỏi: "Tôi sẽ được lợi gì từ việc đó", hơn là "Điều này có tốt, có đúng, có công bằng cho tất cả mọi người?" Phần lớn họ vẫn giữ một niềm tin xưa cũ rằng mục tiêu của kinh doanh trước sau gì vẫn là lợi nhuận, và nếu có lỡ tham lam thì chẳng có gì là sai trái miễn là không bị phát hiện.

Ông cho rằng, trong một thế giới đầy biến động khôn lường ngày nay, chỉ có những công ty, tập đoàn được dẫn dắt bởi những nhà lãnh đạo có mục đích cao hơn những mục đích thông thường - tức là kiếm tiền nhưng vẫn giữ được các giá trị đạo đức và hướng đến những điều đúng, điều đẹp trong hành động, cũng như luôn biết cách cân bằng lợi ích xã hội và lợi ích công ty trong các quyết định - thì mới có thể tồn tại, mới có thể bền vững, ngay cả những lúc khó khăn và khủng hoảng.

Trước đây, khi nghe những điều này thì có vẻ quá sáo rỗng và sặc mùi lý thuyết, nhưng với những gì đã xảy ra và với những gì mà chúng ta vừa chứng kiến trong cuộc khủng hoảng đang hoành hành khắp nơi thì những triết lý này, một lần nữa, lại được khẳng định một cách mạnh mẽ hơn.

Bởi lẽ, về bản chất, mỗi công ty đều là một phần của xã hội, nếu như công ty chỉ tạo ra giá trị kinh tế mà không tạo ra các giá trị xã hội thì đương nhiên nó không thể tồn tại lâu dài.

Tìm kiếm, nghiên cứu và giải mã chân dung nhà lãnh đạo với những phẩm chất nêu trên, Giáo sư Nonaka cùng cộng sự nhận thấy sự khôn ngoan thực tiễn (practical wisdom) chính là bí quyết tạo nên sự khác biệt. Theo ông, nhờ phẩm chất này, những nhà lãnh đạo khôn ngoan thực tiễn còn sở hữu 06 năng lực nổi bật như sau:

Khả năng đánh giá đúng sai, vốn được trao dồi từ chính những trải nghiệm của bản thân và những hiểu biết sâu sắc về các môn khoa học xã hội như triết học, kinh tế, lịch sử, văn học và mỹ thuật.

Nhanh chóng nắm bắt được bản chất của vấn đề và từ đó, có những quyết định sáng suốt.

Để rèn luyện và phát triển năng lực này, các nhà lãnh đạo khôn ngoan thực tiễn có 03 thói quen quan trọng:

5 Why - liên tục đặt ra câu hỏi truy tìm căn nguyên của vấn đề hay tình huống.

Nhìn cả rừng cây và từng gốc cây cùng lúc – dù chú trọng đến bức tranh lớn nhưng cũng không được khinh suất mà bỏ qua những chi tiết nhỏ, và ngược lại.

Không ngừng xây dựng và kiểm chứng giả thuyết - không dựa vào những thói quen, luật lệ do công ty đặt ra để áp dụng cho mọi tình huống, mọi đối tượng khách hàng, mà cần chú trọng tất cả các yếu tố mang tính đặc thù của từng địa phương, từng đối tượng khách hàng khi đưa ra các quyết sách.

Tạo ra bối cảnh chung, nơi những người tham gia có thể thoải mái chia sẻ thông tin, xây dựng mối quan hệ, tạo ra điều gì đó mới mẻ, và đôi khi họ có được hiểu biết sâu sắc hay tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình.

Truyền tải được cái cốt lõi của vấn đề theo cách mà tất cả mọi người đều hiểu và ghi nhớ.

Thực thi quyền lực trên cơ sở hiểu rõ quan điểm, và tâm trạng của người khác, bao gồm cả việc “xóa sổ” các thành công trong quá khứ, nhằm giúp nhân viên làm việc hiệu quả, sáng tạo hơn, thay vì mãi “ngủ quên trên chiến thắng”. Không mắc vào lối tư duy nhị nguyên, tức nếu cái này không đúng thì là sai, không phải đẹp thì là xấu..., mà cho phép có hai ý tưởng đối lập tồn tại trong đầu tại cùng một thời điểm.

Bồi dưỡng, khuyến khích sự khôn ngoan thực tiễn ở người khác nhằm hướng đến một sự tồn tại và phát triển bền vững, bởi tương lai mới không phải là sự nối dài của quá khứ, mà được xây nên từ chính những ý tưởng, ước mơ, và khát vọng chung của tập thể.

Với triết lý kinh doanh nói trên, cùng với 6 năng lực cốt lõi mà GS Nonaka chia sẻ mới đây trên Tạp chí danh tiếng Harvard Business Review, chúng ta có thể hình dung về mẫu hình của một nhà lãnh đạo khôn ngoan của thời nay. Và khi nhà lãnh đạo khôn ngoan này truyền bá được triết lý kinh doanh và những giá trị tiến bộ cho đội ngũ của mình, cho khách hàng và cho xã hội thì đó cũng là lúc họ có những thành công lớn và bền vững.

 (Nguồn: Trường Doanh Nhân PACE)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CEO

(CHIEF EXECUTIVE OFFICER)

Trong số hơn 110 chương trình đào tạo mà PACE đã và đang triển khai thành công trong suốt hơn một thập niên qua, Chương trình đào tạo Giám Đốc Điều Hành (CEO) là một trong số 5 chương trình đào tạo đặc biệt nhất do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn theo mô hình quản trị chuyên biệt của PACE. Chương trình này cũng nhằm góp phần "khởi đầu cho một thế hệ CEO mới" của Việt Nam, đồng thời, tiếp tục đồng hành cùng Doanh giới Việt Nam trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý và nhân lực lãnh đạo).

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 330