Giá trị của sự đổi mới mô hình kinh doanh - Điểm đến từ đâu?

Trong những năm qua, chúng ta thấy được sự thay đổi diện mạo của toàn bộ ngành công nghiệp đã được tạo ra bởi một số các công ty công nghệ. Ví dụ như Amazon Kindle, Apple iPhone, Google Android, Mint, NetFlit… Và trong số đó, thành công của họ không chỉ là kết quả của một điều gì mới hay đột phá lớn về mặt công nghệ, mà do họ có cách tiếp cận và ứng dụng công nghệ một cách độc đáo trong việc cải tiến mô hình kinh doanh và phá vỡ những lối mòn tư duy cũ. Bài viết lần này sẽ cung cấp một góc nhìn trong việc cải tiến mô hình kinh doanh trong doanh nghiệp.

Khi nói về mô hình kinh doanh, mọi người thường chú ý nhiều tới liên kết mô hình kinh doanh với việc doanh nghiệp đó sẽ kiếm tiền bằng cách nào - nếu như vậy gọi là mô hình thu nhập thì đúng hơn. Điều thực sự đúng chính là mô hình thu nhập là một phần của mô hình kinh doanh. Nhưng nó cũng bao gồm cách thức mà trong đó những khoản tài chính được tạo ra, được duy trì và chịu ảnh hưởng bởi cơ cấu sản phẩm và chi phí sản xuất. Và việc tìm kiếm một định nghĩa cho mô hình kinh doanh trên các Website hiện nay thường cho những câu trả lời như sau:

- Mô hình kinh doanh chính là kế hoạch mà một công ty sử dụng để tạo ra doanh thu và lợi nhuận.

- Hoặc là một hướng đi cụ thể để một tổ chức kinh doanh đảm bảo việc tạo ra thu nhập, bao gồm việc chọn lựa phương thức bán hàng, chiến lược, cơ sở hạ tầng, cấu trúc của tổ chức, thực tế kinh doanh, quy trình hoạt động và các chính sách.

- Hoặc việc mô tả nền tảng mà tổ chức tạo ra, cung cấp, và nắm bắt giá trị đó như thế nào.

Những mô hình trước đây thường ngắn gọn, cô đọng, súc tích và cho phép chúng ta tập trung vào 3 mảng cụ thể hỗ trợ một mô hình kinh doanh tổng thể:

Thành phần của một mô hình kinh doanh

Tạo ra giá trị - Những sản phẩm và dịch vụ phù hợp mà công ty cung cấp

Cung cấp giá trị - Những hệ thống, quy trình, tài nguyên, các kênh, và những nhãn hiệu có thể đưa tới những giá trị mà khách hàng có được trong tầm tay.

Nắm bắt giá trị - Phù hợp với khả năng của khách hàng mà thu nhập và lợi nhuận được trao đổi từ những giá trị mà doanh nghiệp tạo ra và đưa tới khách hàng.

Dưới đây là 3 ví dụ về cấu trúc của mô hình kinh doanh phổ biến trong ngành công nghệ thế giới. Và ngay cả sự kết hợp và liên kết các mô hình này cũng khá phổ biến.

Giải pháp mua hàng: thông thường được liên kết với ngành công nghiệp dịch vụ, bao gồm tư vấn và những dịch vụ chuyên nghiệp, hệ thống phân tích, phát triển công nghệ bên ngoài… Ứng dụng nền công nghiệp tri thức vào các vấn đề cụ thể để phân tích và giải quyết một cách thấu đáo. Chi phí dịch vụ nhìn chung có giới hạn lớn và quá cao. Nguồn lực cốt lõi của cấu trúc này là con người và kiến thức lại nằm ở quy mô thấp.

Quy trình - định hướng kinh doanh – được liên kết với các công ty sản phẩm và dịch vụ mà các giải pháp sản phẩm ra đời dựa trên việc ứng dụng mô hình hoặc ứng dụng theo định kỳ. Điều này sẽ là đầu ra của các sản phẩm và ngành công nghiệp ứng dụng phần mềm, nơi mà các giải pháp tương tự được bán nhiều lần. Chi phí để sở hữu và sử dụng sản phẩm dựa vào tỷ suất lợi nhuận khác nhau giữa phần cứng với phần mềm và mục tiêu là đạt được quy mô doanh số bán hàng cao. Những nguồn lực quan trọng và các quy trình của cấu trúc này bao gồm việc sản xuất và hoạt động kinh doanh, công nghệ thông tin, dự đoán sản xuất và hoạt động kinh doanh.

Kết nối thuận tiện - kết nối người mua và người bán, hai bên của thị trường, hoặc kết nối cá nhân. Các doanh nghiệp tạo điều kiện cho sự luân chuyển hàng hóa và dịch vụ, kiến thức hoặc thông tin liên lạc. Ví dụ ở đây là Google, Ebay, Craigslist, Yahoo, và các nhà khai thác điện thoại di động. Chi phí thường thông qua lệ phí thành viên, đăng ký, quảng cáo, hoặc phí giao dịch và mục tiêu là có được quy mô lớn nhằm đạt được hiệu ứng kết nối hiệu quả. Nguồn lực quan trọng và các quy trình của cấu trúc này là quy mô nền tảng về khách hàng và hệ thống kết nối công nghệ thông tin.

Amazon là một trong những công ty dẫn đầu trong việc tiến tới cải tiến mô hình kinh doanh. Đầu tiên, họ tạo ra một thị trường sách trên mạng, tập trung vào một chiến lược dài hơi với mức giá thấp hơn, sau đó mở rộng nó cho tất cả các loại sản phẩm. Họ thêm vào thị trường những doanh nghiệp nhỏ và cuối cùng là đặt tất cả những doanh nghiệp cũ và đang hoạt động nằm trong sở hữu của riêng mình, thậm chí thực hiện một số sản phẩm cạnh tranh. Ngay sau đó, họ mở rộng cơ sở hạ tầng cốt lõi của họ thành một nền tảng với dịch vụ được cung cấp trên website Amazon. Kích thích việc cung cấp nền tảng sang khả năng tải những cuốn sách kỹ thuật số ngay trên chính Website của mình. Dịch vụ hoàn hảo của Amazon đã tạo ra một sự móc nối lòng trung thành tuyệt đối bởi họ cung cấp dịch vụ miễn phí vận chuyển không giới hạn cho mỗi khoản phí thuê bao hàng năm.

Google đã tạo ra nhiều sản phẩm mới, đầu tiên là hướng lợi nhuận tới sản phẩm tìm kiếm, nhưng dần đổi mới mô hình kinh doanh với việc sáng tạo ra những ứng dụng trên Google Apps. Đó chính là là việc họ cung cấp các gói sản phẩm cho khách hàng như các phiên bản của Gmail, Google Docs và những gói khác trong khả năng hỗ trợ và một mức cam kết dịch vụ $99/người dùng/năm. Và rồi họ cải tiến mô hình kinh doanh trở lại với hệ điều hành Android OS cho dòng điện thoại thông minh như một nguồn mở, động viên tất cả những nhà sản xuất phát triển các thiết bị mà không có sự hạn chế cấp phép đặc thù nào, cạnh tranh với sự đôc quyền của Apple và thiết bị RIM trong ngành công nghiệp. Từ đó, họ có được doanh thu từ việc cho phép kết nối với nhiều thiết bị hơn tới các dịch vụ tìm kiếm cốt lõi của họ.

iTunes của Apple, hay giống như iPod, không phải là sản phẩm thương mại đầu tiên trên thị trường âm nhạc trực tuyến, nhưng để bán iPods nhiều hơn, nó được cải tiến mô hình kinh doanh với việc kết nối tải nhạc với chỉ 99 cent và loại bỏ tất cả những hạn chế của việc nghe được đưa ra trước đây (ngoại trừ DRM). Họ cải tiến một lần nữa với iPhone và App Store, không phải mô hình được cải tiến bắt đầu từ khi có những sản phẩm đầu tiên này mà nó được thực hiện bằng cách tạo ra hệ ứng dụng được quản lý bên ngoài các nhà khai thác di động. Điều này đã giúp Apple bán được iPhone nhiều hơn thông qua việc động viên phát triển các ứng dụng, thông qua việc phân rõ doanh thu với các nhà phát triển, đồng thời cho phép họ thiết lập được mức giá của riêng mình.

Hướng đi của những ví dụ về mô hình kinh doanh trên là việc đi kèm với một nỗ lực cho ra đời một sản phẩm mới mà không cần cải tiến những mô hình kinh doanh cốt lõi của một công ty. Hoặc nó có thể ứng dụng “một  khả năng nào đó” trong việc kinh doanh để loại bỏ rào cản đối với doanh số bán hàng của bạn, giống như iTune và App Store hay Amazon Prime là những ví dụ điển hình.

(Nguồn dịch từ http://www.product-arts.com/resourcemain/articlemenu/2167-business-model-innovation)

Chương trình đào tạo

CEO - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
CEO - Chief Executive Officer

Chương trình CEO của PACE là chương trình đào tạo CEO đầu tiên tại Việt Nam,
có bề dày triển khai hơn 2 thập kỷ và có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.

Kể từ ngày ra đời, CEO luôn là chương trình phát triển năng lực quản trị và lãnh đạo
được doanh nhân lựa chọn theo học nhiều nhất.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 375