Hoạt động M&A toàn cầu và xu hướng đầu tư CFOs cần biết

Số lượng M&A toàn cầu đang giảm trong năm nay, một báo cáo hiện tại của Deloitte cho thấy. Trong quý đầu của năm 2012, tổng giá trị hợp đồng cho các thương vị M&A đã giảm 31% so với quý cuối của năm ngoái. Theo Chris Ruggeri, người đứng đầu dịch vụ M&A tại Công ty dịch vụ tư vấn tài chính Deloitte, điều này là do bất ổn kinh tế tại khu vực Châu Âu, những quy định mới của Mỹ và sự tăng trưởng chậm tại những thị trường mới nổi.

Mặc dù tần suất những thương vụ M&A thì đang giảm xuống, nhưng không có nghĩa là CFOs ít tham gia hơn vào những thương vụ này, thay vào đó họ làm việc với những liên minh nhỏ hơn và “tước đoạt” nó. “Kinh nghiệm của chúng tôi đối với khách hàng đã cho biết rằng, việc nhóm những công ty phát triển đang làm việc cật lực hơn để đưa tới những giá trị và tăng trưởng cho công ty của họ. Nhiệm vụ của họ trong thời gian này là làm nhiều hơn nhưng ở những mức độ nhỏ hơn” Một báo cáo đã đề cập. Trong bản nghiên cứu những CFO nổi bật của Deloitte, chỉ 20% công ty nói rằng họ đang theo đuổi những giao dịch lớn, nhưng họ nói rằng họ đang tìm kiếm những doanh nghiệp nhỏ để thực hiện chiến lược giao dịch. Một ví dụ trước đây về hợp đồng giữa Gildmeister của Đức và Mori Seiki của Nhật Bản với cam kết vượt qua 5% cổ đông chỉ trong năm 2009. Những công ty này cho đến nay vẫn được hưởng lợi từ quan hệ đối tác của họ.

Sự liên minh nghĩa là CFOs sẽ làm nhiều hơn với những thương vụ nhỏ hơn

Nhìn chung, chiến lược liên minh đang gia tăng một cách phổ biến trên quy mô toàn cầu. Trong một nghiên cứu với 300 chuyên gia M&A, 54 % đã nói rằng họ dự đoán rằng số lượng những chiến lược liên minh sẽ gia tăng trong 2 năm tới. “Sự am hiểu về chiến lược liên minh sẽ thay đổi từ thế là “một phương cách cuối cùng” nay đã chuyển sang là một chiến lược đấu tư được ưu thích” theo Sara Elinson - người đứng đầu của Deloitte Financial Advisory Services. CFOs phải chắc chắn việc họ chuẩn bị một cách phù hợp cho những chiến lược liên minh, tuy nhiên, điều này sẽ đưa đến những khó khăn do tính chất của 2 công ty khác nhau mang lại. Tuy nhiên, sự gia tăng phổ biến chiến lược liên minh sẽ là triển vọng cho hoạt động M&A toàn cầu trong thời gian sắp tới.

Cùng với bối cảnh nền tài chính thế giới và thực tế M&A tại Việt Nam trong thời gian vừa qua. Các doanh nghiệp còn phải đối mặt với các khó khăn trong việc huy động vốn với chi phí cao. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang tìm các đối tác chiến lược để nhận được sự hỗ trợ về nhiều mặt để phát triển kinh doanh. Điều quan trọng nhất là nền kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn được kỳ vọng tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Với những cơ sở đó, hầu hết các chuyên gia cho rằng các giao dịch mua bán sáp nhập sẽ tiếp tục tăng về số lượng và giá trị dù nền kinh tế sẽ vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

(Nguồn: Lược dịch và tổng hợp từ www.cfo-insight.com)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH

(CHIEF FINANCIAL OFFICER)

Từ vị thế và tầm mức khiêm tốn của nền tài chính Việt Nam hiện nay, từ viễn cảnh tương lai của nền tài chính và của nghề quản trị tài chính, từ “chân dung” của một CFO trong thời kỳ mới, Chương trình đào tạo Giám Đốc Tài Chính (CFO) của PACE đã ra đời. Chương trình đào tạo đặc biệt này được PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn với mong muốn được góp sức mình vào mục tiêu chung “Hướng đến thế hệ CFO mới cho cộng đồng doanh nghiệp, thế hệ CFO có khát vọng và có khả năng đua tranh mạnh mẽ về trình độ quản trị tài chính với các đồng nghiệp của mình trên khắp thế giới”.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377