Làm Giám đốc kinh doanh, bạn đã sẵn sàng chưa?

Một CCO chuyên nghiệp không chỉ có tầm nhìn của một người lãnh đạo, mà đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu sắc như một nhà tâm lý học. Sẽ như thế nào nếu các Giám đốc điều hành / Chief Executive Officer (CEO) thiếu đi sự phục vụ của Giám đốc kinh Doanh / Chief Customer Officer (CCO) – được mệnh như một trong những “công thần” tối quan trọng? Và sẽ như thế nào nếu vị “công thần ấy” thiếu đi những phẩm chất thấu cảm để trở thành một Giám đốc kinh doanh chuyên nghiệp. 

Sự kết hợp tuyệt vời của các kỹ năng chính là lý do để nhiều CEO tranh đấu nhằm tìm kiếm một công thần tốt nhất, dẫn dắt các chiến lược kinh doanh một cách hiệu quả. Những nhà điều hành hàng đầu thế giới, đồng thời cũng là những nhà kinh doanh nổi bật như Jack Welch, Michael Dell, Andy Groves, Herb Kelleher… sẽ như thế nào nếu chỉ có tầm nhìn mà không thấu cảm được đội ngũ nhân viên của họ. Muốn trở thành một CCO chuyên nghiệp, bạn hãy nhìn lại những vấn đề sau:

Phấn khích khi thấy sự phát triển của nhân viên

Ví Doanh nghiệp như một gia đình, hãy thử tưởng tượng cảm giác của một người cha, người mẹ tự hào khi con mình làm được một điều gì đó. Họ sẽ “vỗ lưng” khen ngợi với một niềm vui sướng khi thấy được sự cố gắng. Đó là tâm lý chung, tại mỗi Doanh nghiệp, hầu hết nhân viên đều mong muốn nhận được những lời khen từ cấp trên cho những nỗ lực của bản thân họ.

Một CCO tài năng sẽ thấu hiểu và luôn cảm thấy vui vẻ, phấn khích trước thành công của nhân viên khi họ hoàn thành được một hợp đồng lớn thay vì chính mình thực hiện. Và để từ đó, họ có thể tự hào mà nói rằng “Anh ta hay cô ta là nhân viên của tôi đấy!”

Ra quyết định khi đặt mình trong nhiều vị trí

Một CCO phải nhạy cảm với những thách thức mà các đại diện khu vực (GSBH) đang đối mặt và trình bày những khó khăn này lên lãnh đạo công ty. Đồng thời, CCO cũng phải đặt mình trong cương vị của một khách hàng. Ngoài việc nắm rõ được tình hình chung và khả năng sinh lợi nhuận, tronh nhiều hoàn cảnh, CCO đôi khi phải nói không với một số yêu cầu của các nhà phân phối nhằm đảm bảo lợi ích của Doanh nghiệp trong tương lại.

Andy Groves cho rằng: “hiểu, hướng dẫn và thúc đẩy ý thức trong đội ngũ nhân viên của mình - cái mà ông gọi là "ý thức cảnh giác", để từ đó có thể cảm nhận được những mối đe doạ tiềm tàng đối với công ty và chuyển hoá những mối đe doạ đó thành lợi thế cạnh tranh của Intel.” Đây được gọi là quản trị hướng lên và hướng xuống một cách linh hoạt để đưa ra được các quyết định đúng đắn của mình.

Phát triển đội ngũ nhân viên tiềm năng

Một CCO thành công không thể thiếu một đội ngũ nhân viên giỏi, việc đạt được hợp đồng tốt như thế nào không quan trọng bằng việc bạn truyền đạt được những gì cho đội ngũ của mình. Bởi lẽ, bạn có khả năng đạt đủ doanh số của phòng Sales năm nay, nhưng bạn sẽ khó mà đạt được ở các năm tiếp theo nếu chỉ dựa vào năng lực của bạn mà thiếu đi sự góp sức của mọi người. Jack Welch - người đươc mệnh danh là “con người của thành công” đã từng nói: “tạo ra một cơ cấu tổ chức khuyến khích sự học hỏi, định hướng phân bổ lương và thưởng thức kết quả làm việc để biến công ty General Electric thành một tổ chức luôn tạo điều kiện nuôi dưỡng ý tưởng sáng tạo và trí tuệ cho mọi nhân viên trong tổ chức.”

Các CCO giỏi hẳn là những người đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên kiếm được hợp đồng giá trị hơn cả mình. Đây được gọi là sự chuyển đổi và truyền thụ năng lực.

Không tranh giành công việc với quản lý kinh doanh

Sự khác biệt giữa một Giám đốc kinh doanh so với quản lý kinh doanh là: người quản lý luôn bận rộn, mắc kẹt trong các công việc hàng ngày, đôi khi họ chỉ có thể nhìn thấy những gì đang xảy ra trước mắt mà không thể nhìn được xa hơn.

Có một nghịch lý hiện nay là, phần đông nhiều người đang làm công tác quản lý hơn là một CCO chuyên nghiệp. Tại sao có những Giám đốc kinh doanh luôn thong dong mà doanh nghiệp vẫn đều đều phát triển, nhưng ngược lại có những CCO đánh vật từ sáng đến tối mà công ty vẫn cứ luôn trong vòng khốn khó. Một CCO xuất sắc biết cách xác định các cơ hội trong tương lai và lên chiến lược để nắm bắt những cơ hội đó, chứ không chỉ chú tâm vào công việc quản lý chuyên môn hằng ngày.

Một chút hài hước để khơi dậy tinh thần làm việc

Công việc kinh doanh luôn phải chịu những áp lực về mặt Doanh số và khách hàng. Để thành công, họ phải đạt được hai chỉ tiêu là  “chỉ tiêu doanh số” và “chỉ tiêu về sự hài lòng của khách hàng”. Một CCO giỏi là người có khả năng làm giảm sự căng thẳng bằng cách chỉ ra sự hài hước ngay cả trong những tình huống khó khăn.

Chính điều đó sẽ cải thiện tinh thần và lâu dần sẽ xây dựng nên một nét văn hóa rất riêng dành cho đội ngũ, cho Doanh nghiệp. Nhắc tới Southwest Airlines, khách hàng  luôn nhớ tới nụ cười thân thiện. Herb Kelleher đã xây dựng những nguyên tắc đặc biệt cho chính mình và tạo ra một nền văn hoá công ty nhỏ nhưng rất độc đáo, đến mức làm cho hãng hàng không Southwest đã tăng trưởng lên tới số lượng nhân viên là 30.000 người.” Tinh thần “hài hước” của CCO sẽ là nhân tố để chuyển hóa một hợp đồng thành công dựa trên sự chuyên nghiệp, tận tâm và vui vẻ.

Khám phá động lực thúc đẩy nhân viên

Mỗi nhân viên mang một tính cách khác nhau, vì vậy CCO phải khôn khéo, linh hoạt để đảm bảo sự đoàn kết của đội ngũ. Những CCO tuyệt vời là những người thông minh trong việc bộc lộ cảm xúc, dành thời gian để hiểu từng người trong nhóm và khám phá ra những động lực thúc đẩy họ là gì?

John Stonecipher, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Guidance Aviation cho rằng: "Hòa mình vào môi trường gồm những người tốt nhất bạn có thể tìm được và tạo cơ hội được làm phần việc yêu thích nhất cho họ. Mỗi nhân viên tự lãnh đạo chính bản thân họ và tôi không thể thành công nếu thiếu sự hỗ trợ của những con người tuyệt vời này".

Kinh doanh không phải trong văn phòng

Michael Dell đã từng nói “tạo nên một công ty máy tính hùng mạnh bằng cách coi khách hàng là trọng tâm phục vụ của mọi hoạt động trong công ty”. Người tạo ra lợi nhuận cho công ty chính là khách hàng, bạn có thể tổ chức bao nhiêu cuộc họp trong công ty tùy thích nhưng nếu chỉ vậy thì khó biết được chính xác khách hàng cần gì nếu không gặp trực tiếp họ.

Công việc của một CCO gắn liền với nhu cầu và những mối quan hệ. Vì vậy, ra khỏi văn phòng và gặp các khách hàng tiềm năng để tạo mối quan hệ là điều chắc chắn mà mỗi CCO sẽ phải làm và làm thật tốt. Không thể có được các mối quan hệ thân thiết này nếu chỉ thu nhập thông tin từ nhân viên của mình.

(Nguồn: Tổng hợp từ Eyesonsales và Internet)

Chương trình đào tạo

CCO - GIÁM ĐỐC KINH DOANH
CCO - Chief Customer Officer

Khóa học CCO góp phần xây dựng một lực lượng phát triển kinh doanh chuyên nghiệp
cho cộng đồng doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

Khởi đầu thế hệ CCO mới với Tinh thần mới, Con người mới cho nền kinh thương mới.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377