Làm sao để công ty thoát “nhóm 6” và phát triển bền vững?

Khởi nghiệp! Khởi nghiệp!! Khởi nghiệp!!!

Đây chính là cụm từ mà chúng ta nghe rất nhiều trong thời gian gần đây trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội! Tuy nhiên, sự thật đằng sau “Khởi nghiệp” đó là gì?

Một thực trạng rất rõ ràng, chấp nhận hay không thì đó vẫn là sự thật: số doanh nghiệp ra đời và số doanh nghiệp ra đi không chênh lệch nhau nhiều lắm. Theo số liệu Tổng cục Thống kê năm 2015, cả nước ta có 94.754 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Và cũng trong năm 2015 này, cả nước có 80.858 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể hoặc buộc phải ngưng hoạt động. Điều đó có nghĩa là, cứ trung bình 7 doanh nghiệp ra đời thì có 6 doanh nghiệp chết chính thức hoặc chết lâm sàng. Vậy, đâu là những nguyên nhândoanh nghiệp cần làm gì để công ty thoát “NHÓM 6” (Nhóm 6 doanh nghiệp buộc phải rời thị trường) và tiếp tục phát triển bền vững?

 

Những nguyên nhân doanh nghiệp buộc phải rời thị trường

Có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là năng lực quản trị. Trong đó phải đặc biệt kể đến sự yếu kém của cả 5 vấn đề sau:

  • Lãnh đạo: Tuy ngồi ghế lãnh đạo nhưng lại không làm việc thực sự của lãnh đạo, hoặc có làm công việc của lãnh đạo nhưng làm ko tốt. Nhiều doanh nhân hiện nay quá sa đà vào những công việc sự vụ hàng ngày để giải quyết những vấn đề trước mắt mà bỏ quên những việc quan trọng của doanh nghiệp như là hoạch định chiến lược, xây dựng đội ngũ, hình thành hệ thống, kiến tạo văn hóa …
  • Chiến lược: Trước thách thức và cạnh tranh khốc liệt của thị trường, các nhà lãnh đạo phải liên tục ứng phó một cách bị động với những tác động từ bên ngoài nên “chiến lược” thực chất chỉ là những kế hoạch mang tính ngắn hạn, đối phó; hoặc chiến lược đã cũ kỹ, không còn phù hợp với thị trường, không đủ khả năng để dẫn dắt thị trường.
  • Con người: Tổ chức bị rơi vào tình trạng thiếu hụt nhân sự, cả về số lượng lẫn chất lượng. Việc giải bài toán nhân sự “làm được việc” đã là khó khăn lớn với các nhà lãnh đạo, chứ chưa kể đến việc tìm được nhân sự giỏi và có tài.
  • Hệ thống: Thiếu hệ thống quản lý bài bản và khoa học. Biểu hiện dễ thấy và phổ biến nhất về sự phân công phân nhiệm cho các bộ phận và cá nhân không rõ ràng, quy trình phối hợp giữa các cá nhân trong cùng bộ phận và giữa các bộ phận trong côgn ty thì rối rắm, chồng chéo, mâu thuẫn nhau…

Văn hóa: Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh kinh doanh bùng nổ hiện nay không đơn thuần chỉ là chiến lược, sản phẩm, thương hiệu… mà đầu tiên và cốt lõi nhất chính là bản tính hay văn hóa của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không nhiều lãnh đạo xây dựng được cho công ty mình một văn hóa doanh nghiệp với các giá trị nền tảng tốt để có thể hình thành nên đức tin, hệ giá trị, thái độ và cách hành xử, làm việc với nhau trong tổ chức và với khách hàng, đối tác bên ngoài.

Để tồn tại và phát triển bền vững, doanh nghiệp cần phải làm gì?

Để không rơi vào 5 cái “bẫy” nguy hiểm nêu trên, khiến cho doanh nghiệp mình đứng trước nguy cơ rơi vào “nhóm 6” doanh nghiệp buộc phải rời thị trường, thì nhà lãnh đạo cần trang bị cho mình đầy đủ các năng lực về hoạch định chiến lược, quy tụ con người, hình thành hệ thống, kiến tạo văn hóa. Đó là những năng lực thiết yếu để kiến tạo và dẫn dắt doanh nghiệp một cách bền vững mà Trường PACE đã nghiên cứu và đúc kết trong mô hình quản trị riêng / PACE’s Management Model, gọi tắt là “PMM”.

Lãnh đạo  = [Chiến lược + Đội ngũ] = [Chiến lược + (Con người + Hệ thống + Văn hóa)]

Từ mô hình quản trị này, chương trình đào tạo CEO của Trường Doanh Nhân PACE đã ra đời nhằm giúp các lãnh đạo doanh nghiệp nói chung và các nhà khởi nghiệp nói riêng không chỉ thoát khỏi thực trạng quản trị theo kiểu thử - sai, hay ứng phó với các tình huống một cách bị động, hay quản trị chủ yếu theo kinh nghiệm và trực giác (cảm tính), mà còn lãnh đạo doanh nghiệp một cách thành công và bền vững.

Nếu như PACE là “trường doanh nhân” đầu tiên của Việt Nam và là “học viện lãnh đạo” dẫn đầu Việt Nam trong suốt hơn 15 năm qua thì Chương trình đào tạo Giám đốc Điều hành (CEO) của PACE là chương trình đào tạo CEO đầu tiên của Việt Nam, cũng có bề dày lịch sử triển khai hơn 15 năm qua.

Khóa tiếp theo của Chương trình CEO này sẽ được khai giảng vào Thứ Bảy, ngày 12/11/2016. Đây luôn là một trong những chương trình đào tạo đặc biệt nhất do PACE nghiên cứu, thiết kế, liên tục cập nhật (mỗi 6 tháng) trong hơn 15 năm qua.

Chương Trình Đào Tạo
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
CHIEF EXECUTIVE OFFICER (CEO)

"Góp phần đưa ra lời giải cho bài toán quốc tế hóa 
trình độ nguồn nhân lực quản lý và lãnh đạo ở Việt Nam
"

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 375