Thành công kinh doanh – Ý nghĩa nhìn từ thất bại đầu đời

Công việc kinh doanh luôn đòi hỏi mỗi nhà lãnh đạo phải đưa ra những quyết định hệ trọng. Những quyết định đó gắn liền với sự thành bại của người đứng đầu. Thế nhưng, loại trừ những phần nhỏ từ may rủi, hầu hết ẩn sau những quyết định thành công chính là hệ quả của những trải nghiệm vô cùng quý giá từ thất bại. Jack Welch, James E. Burke, Soichiro Honda đã nói gì về những thất bại đầu đời của họ?

Jack Welch  - “Con người của thành công” đã nếm mùi thất bại

Thành công lớn nhất là vượt qua được thất bại đầu đời. Rút ra được điều gì và giải quyết như thế nào mới là điều quan trọng.

Năm 1963, trong một nhà máy hạt nhân hẻo lánh vùng Pittsfield (Mỹ), một giám đốc 28 tuổi ngồi run như cầy sấy khi nghĩ đến việc phải "nhìn mặt" sếp vào ngày hôm sau. Toàn bộ khu nhà máy hóa chất của anh đã... nổ tung trong đêm hôm trước, và những gì còn lại trên tay người giám đốc trẻ chỉ là lá đơn thôi việc – dấu chấm hết cho sự nghiệp của anh.

Tuy nhiên, buổi sáng hôm sau, khi đối diện với chàng giám đốc kém may mắn, tiến sĩ Charlie, người quản lý trực tiếp của anh, lại không hề nổi giận mà chỉ bình thản hỏi: "Cậu rút ra được những gì từ tai nạn vừa qua? Cậu có phương án gì để sửa chữa lại các lò phản ứng bị nổ?"

Thế là, lá đơn thôi việc vĩnh viễn nằm sâu trong ngăn kéo. Nhưng điều kỳ diệu không dừng lại ở đó. Chàng giám đốc trẻ đã vực dậy cả khu nhà máy từ trong đống tro tàn và hoạt động trở lại, cho đến ngày hôm nay, khi anh đã trở thành giám đốc điều hành hệ thống công ty được đánh giá là thành công nhất thế kỷ 20 - Công ty General Electric. Người đàn ông đó chính là Jack Welch, nhân vật được mệnh danh là "con người của thành công". Nhưng với anh, thành công lớn nhất là vượt qua được thất bại đầu đời, và để làm được điều đó, chính người quản lý năm xưa đã tạo cho anh can đảm để đứng lên.

James E. Burke – “Có thể sai lầm nhưng đừng lặp lại”

Kinh doanh nghĩa là đưa ra những quyết định, và không làm sao tránh khỏi những quyết định sai lầm. Nhưng đừng lặp lại sai lầm đó nữa cho đến khi có được những chiến lược thành công.

Bài học xương máu của James E. Burke, nhà lãnh đạo một trong những công ty lớn nhất thế giới- tập đoàn Johnson & Johnson- cũng bắt đầu từ những sai lầm thời ông còn trẻ. Ngày ấy, khi còn là một giám đốc tiếp thị non kinh nghiệm, James đã lập một chiến dịch quảng bá sản phẩm quy mô và tốn kém để tung ra thị trường 3 sản phẩm mới của Johnson & Johnson. Kết quả không như mong đợi, cả 3 dòng sản phẩm đều thất bại. Trong câu chuyện thứ 3 này, bạn có đoán được cấp trên của James đã đối xử với anh thế nào chưa?

Tổng giám đốc điều hành Johnson & Johnson lúc bấy giờ, ngài Robert Wood Johnson, đã vui vẻ... chúc mừng thành công của chàng trai vừa phá sản trong chiến lược đầu đời: "Kinh doanh nghĩa là đưa ra những quyết định, và không làm sao tránh khỏi những quyết định sai lầm. Điều tôi cần ở cậu là đừng lặp lại sai lầm đó nữa nhưng hãy nhớ, cứ tiếp tục... phạm các sai lầm khác, cho đến khi chúng ta có được những chiến lược thành công".

Soichiro Honda – “Thành công chỉ chiếm 1%, 99% khác là thất bại

Đối với tôi, thành công có thể chỉ đạt được khi đã trải qua nhiều thất bại và nghiền ngẫm. Trên thực tế, trong tất cả những việc ta làm, thành công chỉ chiếm 1%, 99% khác là thất bại.

Thất bại đầu tiên đến với Soichiro Honda là khi ông vẫn đang là sinh viên. Tâm huyết và thức trắng đêm cho dự án nghiên cứu vòng tròn Posion, với ý định bán lại sản phẩm cho Toyota. Nhưng đến ngày hoàn thành, người  ta  nói  với  ông  rằng  vòng  piston  của  ông không phù hợp với tiêu chuẩn của họ!

Thêm 2 năm tiếp tục tranh đấu và cải tiến, rồi một ngày ông đã thành công khi dành được hợp đồng với Toyota. Ông cần xây dựng một nhà máy để cung ứng sản phẩm cho Toyota. Rủi thay vào thời điểm đó, chính phủ Nhật đang ráo riết chạy đua vũ trang và cần bê tông cho các công trình phòng thủ. Vì vậy, ông không có được số vật tư cần thiết cho việc xây dựng nhà máy của mình.

Vẫn không đầu hàng, ông đã phát  minh ra  một quy trình  sản xuất  bê tông giúp ông xây dựng được nhà máy. Mọi chuyện xem chừng đã thuận lợi để ông có thể bắt tay vào sản xuất. Tuy nhiên, nhà máy của ông bị máy bay Mĩ oanh kích 2 lần và sắt thép càng trở nên là vật “xa xỉ phẩm” lúc bấy giờ.

Quyết không bỏ cuộc, ông thu lượm những can xăng thừa bị quân đội Mĩ bỏ lại –“ Món quà từ Tổng thống Truman”, ông đã gọi chúng như vậy. Xăng giờ trở thành thứ vật liệu mới giúp ông tái thiết lại xưởng sản xuất của mình. Có lẽ, ông Trời  muốn thử lửa lòng Soichiro. Một trận động đất  xảy ra và nhà máy lần thứ 3 bị phá hủy.

Nhưng rồi cái khó ló cái khôn, Soichiro Honda đã chứng mình cho câu nói thế nào là “không đầu hàng nghịch cảnh”. Sau chiến  tranh,  sự thiếu thốn về xăng dầu đã  buộc mọi người  phải đi bộ hoặc sử dụng xe đạp. Soichiro nhận thấy cơ hội và chế tạo ra một động cơ nhỏ, gắn vào xe đạp của mình. Những trải nghiệm đầu đời khó khăn trước đây vô tình trở thành động lực để Soichiro trở nên mạnh mẽ nắm bắt cơ hội của chính mình. Ông  viết  thư  cho 18.000 cửa  hàng  kinh doanh xe đạp và hỏi họ xem có thể ứng trước tiền ông xây dựng xưởng sản xuất của mình hay không. Đổi lại, họ sẽ được cung ứng những sản phẩm mới nhất về “xe đạp gắn máy”- xe máy. Cuối cùng, chiếc xe “Super Cub” cũng thành công và gây nên một cơn dư chấn  thực  sự  ở  Nhật.  Thành  công  ở  Nhật  thôi  thúc  Honda  xuất  khẩu  sản phẩm của mình  sang các thị trường như châu Âu và châu Mĩ.

Trên thực tế, hầu hết những quyết định sai lầm đều mang lại những thiệt hại. Nhưng lãnh đạo cũng chỉ là những người bình thường trước những biến cố bất thường của thị trường và xã hội. Không khuất phục trước thất bại đầu đời, không để lặp lại những sai lầm trước đó, và đặc biệt là mang một niềm tin mạnh mẽ để nắm lấy những cơ hội sau thất bại, chính là những động lực vô hình tạo nên những con người vĩ đại.

(Nguồn: Tổng hợp)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CEO

(CHIEF EXECUTIVE OFFICER)

Trong số hơn 110 chương trình đào tạo mà PACE đã và đang triển khai thành công trong suốt hơn một thập niên qua, Chương trình đào tạo Giám Đốc Điều Hành (CEO) là một trong số 5 chương trình đào tạo đặc biệt nhất do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn theo mô hình quản trị chuyên biệt của PACE. Chương trình này cũng nhằm góp phần "khởi đầu cho một thế hệ CEO mới" của Việt Nam, đồng thời, tiếp tục đồng hành cùng Doanh giới Việt Nam trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý và nhân lực lãnh đạo).

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377