Thu hút nhân tài bằng thương hiệu nhân sự!?

Một thương hiệu mạnh trong tuyển dụng nhân sự mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Trước hết, thương hiệu này giúp doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình tuyển dụng. Khi quảng bá rộng rãi những giá trị, mục tiêu và văn hóa của tổ chức thì bạn sẽ giảm thiểu được lượng ứng viên không phù hợp ứng tuyển vào công ty.

Tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững đều cần có chiến lược xây dựng thương hiệu của mình. Tuy nhiên một số nhà quản trị lại chỉ chú trọng đến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, mà xem nhẹ thương hiệu trong tuyển dụng nhân sự. Một số doanh nghiệp khác thì chủ trương thương hiệu trong tuyển dụng nhân sự (thương hiệu riêng) nên độc lập với thương hiệu doanh nghiệp (thương hiệu chung). Đây là những quan niệm sai lầm vì thương hiệu Nhân sự là một thành phần quan trọng của thương hiệu doanh nghiệp, nó truyền đạt thông tin về văn hóa, mục tiêu và giá trị của doanh nghiệp để thu hút nhân tài về “đầu quân”.

Cũng như việc xây dựng thương hiệu cho Doanh nghiệp, để xây dựng một thương hiệu Nhân sự thành công đòi hỏi Doanh nghiệp phải thấu hiểu và có những động thái thích hợp hướng đến khách hàng – là những ứng cử viên tiềm năng mà Doanh nghiệp đang mong đợi.

Tìm hiểu quan điểm, ý kiến, mong muốn, nhu cầu của khách hàng tiềm năng

Bước đầu tiên để bắt tay vào xây dựng hoặc điều chỉnh lại tính cách thương hiệu là bạn cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn là ai; nhu cầu của họ đối với bộ phận nhân sự là gì và đánh giá của họ về khả năng, tiềm năng của bộ phận nhân sự hiện nay như thế nào.

Đầu tiên là việc phác thảo chân dung của đối tượng khách hàng mục tiêu bằng cách trả lời những câu hỏi sau: Khách hàng chính bạn nhắm đến là những quản lý cấp cao, là các quản lý cấp trung hay toàn bộ đội ngũ nhân viên? Hiện nay họ đang sử dụng những sản phẩm dịch vụ nào do bạn cung cấp? Họ thực sự mong muốn nhận được lợi ích gì từ bạn? Họ có sử dụng dịch vụ nhân sự thuê ngoài không? Nếu có thì nguyên nhân là do đâu? Họ đánh giá về hoạt động hiện nay của phòng nhân sự như thế nào?

Dĩ nhiên là phòng nhân sự hoàn toàn có thể tự thực hiện những cuộc phỏng vấn này nhưng để thực sự thu được những thông tin phản hồi chính xác và hữu ích thì nên thuê một công ty tư vấn bên ngoài tiến hành phỏng vấn từng nhân viên riêng biệt. Nguyên nhân đơn giản là vì “các nhân viên sẽ dễ dàng bộc bạch suy nghĩ thật của họ khi mọi thông tin về danh tính được bảo đảm giữ kín”.

Những nghiên cứu và phân tích này hết sức quan trọng để giúp bạn nhận ra khoảng cách giữa 2 nguồn cung cầu, một bên là cái bạn cung cấp, cái bạn nghĩ là khách hàng cần và bên kia là cái mà khách hàng thực sự mong đợi từ bạn. Ngày nay trong tổ chức có vô số những quan điểm khác nhau về vai trò của nhân sự, chẳng hạn như đào tạo, tuyển dụng, chăm lo phúc lợi, lương thưởng và vô số những trách nhiệm không tên khác. Chính sự đa dạng “ôm đồm” này khiến cho việc xác định thương hiệu cho nhân sự càng trở nên khó khăn hơn. Để thoát ra khỏi khu rừng rậm rạp này, trước tiên bạn phải phát quang nhận thức bằng cách xác định cụ thể vị trí hiện tại của mình.

Xây dựng tính cách thương hiệu dựa trên nhu cầu của khách hàng

Sau khi đã nắm bắt cụ thể nhu cầu và quan điểm của đối tượng mục tiêu, thời điểm này có thể bắt tay vào thiết kế tính cách thương hiệu cho mình, cụ thể là phác thảo cách thức mà bạn mong muốn khách hàng nhìn nhận về mình trong tương lai.

Cần chú ý là chức năng của phòng nhân sự ở mỗi công ty là khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ví dụ ở một công ty, các khách hàng mong muốn phòng nhân sự tập trung vào cải thiện chất lượng các hoạt động nhân sự truyền thống nhằm cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất. Nhưng ở công ty khác thì phòng nhân sự lại được kỳ vọng nhận lãnh trách nhiệm quản lý năng suất và bảo đảm sự phát triển của tổ chức. Ở một công ty khác bộ phận của bạn lại được đề nghị nên thuê ngoài những dịch vụ giấy tờ như chấm công,… để đội ngũ nhân viên có cơ hội tập trung vào những vấn đề mang tính chiến lược. Chính bạn phải ý thức và quyết định những tính cách thương hiệu nào là phù hợp và hiệu quả nhất cho tổ chức, từ đó thiết kế câu tuyên ngôn sứ mệnh và xây dựng cả một hệ thống hỗ trợ cho việc xây dựng duy trì thương hiệu đó. Cần chú ý là để chọn lựa một hình ảnh thương hiệu nhất quán, bạn phải tập trung vào những điều quan trọng nhất và chấp nhận hy sinh những thứ khác. Nếu bạn cứ cố hết sức để thoả mãn tất cả mọi người thì chính bạn đã tự phá huỷ hình ảnh của mình trong mắt những đối tượng khách hàng quan trọng nhất.

Xây dựng tuyên ngôn sứ mệnh đáp ứng nhu cầu của khách hàng tiềm năng

Để cụ thể hoá việc xác định tính cách thương hiệu, việc thiết kế tuyên ngôn sứ mệnh cho bộ phận nhân sự sẽ như câu bùa chú thần kỳ làm kim chỉ nam cho bạn trong suốt hành trình tiến hành xây dựng và duy trì thương hiệu với rất nhiều những thử thách trở ngại.

Tuyên ngôn sứ mệnh xác định chức năng, những giá trị nền tảng, những nguyên tắc cốt lõi cũng như những lợi ích mà bộ phận nhân sự kỳ vọng tạo ra cho tổ chức.

Ví dụ tuyên ngôn sứ mệnh của Ban Nhân Sự Bang Los Angeles (Nước Mỹ) được xây dựng như sau:

Cung cấp một chương trình nguồn nhân lực chuyển tải những ưu tiên hàng đầu của Ban Lãnh đạo về việc xây dựng một hệ thống nhân lực hiệu quả cho địa phương.

Hỗ trợ các cơ quan đơn vị khác trong việc phát triển và duy trì đội ngũ lao động chất lượng cao nhằm cung cấp cho cộng đồng những dịch  vụ thiết yếu.

Xây dựng những chính sách nhân sự áp dụng cho toàn địa phương và thực hiện kiểm tra giám sát chặt chẽ nhằm bảo đảm việc thực thi chính xác các chính sách, cụ thể bao gồm khâu tuyển dụng, bổ  dụng, điều chuyển, đào tạo, quản lý lương thưởng, quản trị hành chính, cắt giảm lao động, đền bù, vấn đề người khuyết tật.

Bảo đảm tính công bằng về cơ hội nghề nghiệp, thăng tiến cho những lao động hiện nay và các lao động tiềm năng trong tương lai tại khu vực.

Việc xây dựng một tuyên ngôn sứ mệnh là rất cần thiết vì đó là công cụ để bạn xác định rõ mục tiêu và hướng đi tương lai của cả bộ phận. Đây không phải là một thủ tục rối rắm mà đó thực sự là lời hứa trang trọng của bạn đối với cả tổ chức.

(Tổng hợp từ humanresources.about.com)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ - CHRO

(CHIEF HUMAN RESOURCES OFFICER)

CHRO không chỉ là một "cái chức", một cái chức rất to trong công ty, mà còn là một "cái nghề", một cái nghề chuyên nghiệp trong xã hội và đòi hỏi phải được đào tạo một cách bài bản, có hệ thống thì mới có thể thành công.

Với sự nhận thức sâu sắc về những thay đổi của ngành quản trị nhân sự thế giới, cùng với bối cảnh nhân sự Việt Nam trong giai đoạn đầy biến động, đổi thay và ngổn ngang như hiện nay, Chương trình đào tạo Giám Đốc Nhân Sự (CHRO) của PACE đã ra đời. Chương trình đào tạo đặc biệt này nhằm “góp phần hướng đến việc xác lập và phát triển một chuẩn mực nghề nghiệp về nhân sự và quản trị nhân sự cho ngành quản trị nhân sự tại Việt Nam”.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 376