“Làm thế nào để chọn ra được những người “đủ đức đủ tài” để phục vụ lợi ích công ty ?” Đó là câu hỏi chung của rất nhiều nhà “cầm quân” tại các công ty lớn trên thế giới. Vậy những tập đoàn nổi tiếng đã có những chiến lược gì trong vấn đề này?
MOTOROLA với “5 chữ E”
Tiêu chuẩn tuyển chọn người tài và cách dùng người của công ty Motorola là coi trọng yêu cầu kỹ thuật chuyên môn của người thi tuyển, mặt khác coi trọng hành vi thao tác của người đó, lấy 5E làm tiêu chuẩn đánh giá.
1. Envision (nhìn xa trông rộng): Có sự hiểu biết về tương lai phát triển của khoa học kỹ thuật của công ty, có mơ ước đối với tương lai.
2. Energy (sức sống): Cần có sức sáng tạo, khả năng thích ứng với sự thay đổi một cách linh hoạt; có sức tập hợp, dẫn dắt đồng đội cùng tiến bộ.
3. Execution (năng lực hành động): Không thể chỉ nói mà không làm, cần hành động nhanh chóng, có bước đi, có thứ tự, có tính hệ thống.
4. Edge (quyết đoán): Có khả năng quyết đoán, đúng sai rõ ràng. Dám đưa ra những quyết định đúng đắn.
5. Ethics (phẩm chất đạo đức): Phẩm hạnh đoan chính, thành thực, đáng tin cậy, tôn trọng người khác, có tinh thần hợp tác. Đây không những là tiêu chuẩn để công ty tuyển chọn đề bạt nhân tài chuyên môn và nhân tài lãnh đạo, mà còn là tiêu chuẩn để công ty vận dụng khi tiến hành bồi dưỡng và đánh giá thành tích hiệu quả hàng năm.
4E nói trên là mượn mô hình 4E của GE (Công ty điện khí General), còn 1E là sự phát triển của Motorola tức là (phẩm chất đạo đức), tức người lãnh đạo và nhân viên. Cần có đạo đức nghề nghiệp, cần có thành tín, tự tôn trọng người khác, tinh thần đồng đội...
4E bên trên không chỉ là tiêu chuẩn dùng người mà doanh nghiệp Motorola và Công ty điện khí Gneral áp dụng, rất nhiều doanh nghiệp trong 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới đều áp dụng tiêu chuẩn này, nhưng điểm khác của Motorola là nó còn quan trọng tới Ethics (phẩm chất đạo đức) của người thi tuyển, càng coi trọng sự thành tín tự tin, tôn trọng người khác và tinh thần đồng đội của người thi tuyển.
Chất lượng đánh giá có quan hệ rất lớn với người lãnh đạo. Motorola vô cùng chú trọng tố chất của người quản lý, bởi vì người quản lý là người thực hiện chế độ, vì vậy đề bạt người quản lý có nhiều điều kiện rõ ràng. Chẳng hạn yêu cầu của Motorola về tố chất của ứng cử viên phó Tổng Giám đốc có bốn điển như sau:
- Thứ nhất là phẩm chất đạo đức của cá nhân cao
- Thứ hai là trong toàn bộ môi trưởng lớn, có thể quản lý nhân viên của mình một cách hiệu quả;
- Thứ ba là có thể thực hiện mục tiêu nghiệp vụ tổng thể tốt, bao gồm hiệu quả tốt nhất, giá thành thấp nhất, tốc độ nhanh nhất;
- Thứ tư là biết sáng tạo, hiểu khách hàng, mạnh dạn thúc đẩy một số dự án, tiến hành cải cách sáng tạo.
Phó Tổng Giám đốc cần có bốn tố chất này, hơn nữa còn đòi hỏi mấy điểm này phải tương đối cân bằng. Giám đốc bộ phận, Tổng Thanh tra đều có yêu cầu nhậm chức của mình. Motorola có nhiều lớp bồi dưỡng tố chất, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho lãnh đạo.
Motorola còn tiến hành bồi dưỡng huấn luyện xuyên quốc gia cho họ, để họ thực hiện dự án trên toàn cầu và biết nhiều phương pháp làm việc.
Motorola coi trọng tố chất của người quản lý, nếu như biện pháp quản lý không thỏa đáng, phạm phải sai lầm nghiêm trọng, Motorola sẽ loại bỏ người đó.
SHELL với tố chất” Car”
Khi tuyển dụng người tài, công ty dầu lửa nổi tiếng thế giới Shell luôn đặt tiêu chí “Có tầm nhìn và hướng phát triển cho tương lai” lên cao nhất. Đây là nội dung chủ yếu trong định nghĩa “tố chất Car” mà Shell đang áp dụng trong việc tuyển chọn nhân tài cho mình. Định nghĩa đó được giải thích như sau:
- Capacity (khả năng phân tích): Có thể nhanh chóng phân tích các số liệu và đưa ra được những kết luận chính xác dựa trên những tài liệu hoặc tin tức chưa rõ ràng hoặc chưa hoàn chỉnh. Có thể phân tích các tác động bên ngoài trực tiếp ảnh hưởng đến công ty đồng thời trong bối cảnh phức tạp, không rõ ràng vẫn đưa ra đựợc những phương án giải quyết hữu hiệu nhất đối với quyền lợi của công ty.
- Achievement (tính thành tựu): Luôn có mục tiêu cho bản thân mình và cho người khác, làm việc một cách có hiệu quả, có khả năng xử lý những vấn đề phát sinh mà không thuộc chuyên môn của mình.
- Relation (tính quan hệ): Biết tôn trọng ý kiến của người khác, là người chính trực, trung thực, có khả năng gây ảnh hưởng tốt đến mọi người. Thẳng thắn, biết xây dựng tốt mối quan hệ với các đối tác và đồng nghiệp.
IBM với “Thành tích cao”
Trong việc tuyển chọn những người có thành tích cao, công ty máy tính IBM đã đưa ra những tiêu chuẩn sau:
- Win: Có lòng quyết tâm và chí tiến thủ
- Execution: Có khả năng làm việc vừa nhanh vừa tốt
- Team: Có tinh thần đồng đội
LUCENT với tiêu chuẩn “GROWS”
Khi tuyển dụng nhân tài và ứng viên cho công ty, tập đoàn viễn thông Lucent luôn đề ra tiêu chuẩn rất đặc biệt mang tên” Grows”. Đây là năm chữ cái đầu trong yêu cầu của công ty đối với các ứng viên. Đó là:
- G: Đại diện quan niệm tăng trưởng toàn cầu
- R: Đại diện cho kết quả công việc
- O: Đại diện cho việc chăm sóc khách hàng và cạnh tranh với đối thủ
- W: Đại diện cho việc mở rộng và phát triển việc kinh doanh của tập đoàn.
- S: Đại diện cho tốc độ
GE với tiêu chuẩn “Không câu nệ”
Công ty điện khí nổi tiếng thế giới GE – Mỹ có tiêu chuẩn chọn nhân tài rất “thông thoáng”: không cần biết bạn đến từ quốc gia nào, đã từng học trường đại học nào, chỉ cần có năng lực để hoàn thành công việc là có thể được nhận. Tại GE, những nhân viên trẻ tuổi luôn được tạo rất nhiều cơ hội để thế hiện và chứng tỏ năng lực của mình.
Hiện nay tại GE, có hơn 30 giám đốc phòng ban khác nhau và đa phần trong số họ đều đến từ các trường đại học không phải của nước Mỹ. Tuy nhiên, chính họ cũng là những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển thịnh vượng cho công ty đa quốc gia giàu có này.
PROCTER & GAMBLE với nguyên tắc “ Tám tiêu chuẩn”
Tập đoàn Procter & Gamble đã từng đưa ra nhận xét về đội ngũ nhân viên của mình như sau: “Nếu như bạn đến công ty Procter & Gamble và để lại đây rất nhiều tiền bạc, nhà cửa, đất đai mà lấy đi tất cả nhân viên thì không lâu sau sẽ chẳng ai còn nghe thấy tên của công ty Procter & Gamble nữa vì chúng tôi đã bị hủy họa rồi.
Còn nếu như bạn lấy đi tất cả mọi thứ từ tiền bạc, nhà cửa nhưng để lại cho chúng tôi đội ngũ nhân viên thì chỉ cần 10 năm sau, chúng tôi lại được như ngày hôm nay”. Nói như vậy để thấy rằng việc tuyển chọn nhân tài là một việc rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty đa quốc gia này.
Tiêu chí tuyển nhân tài của Procter & Gamble cũng phải tuân theo 8 quy định, được gọi là “8 tiêu chuẩn”: Có năng lực lãnh đạo, kỹ năng chuyên môn tốt, trung thực thẳng thắn, có năng lực phát triển, sẵn sàng chấp nhận thử thách, có tính sáng tạo, giải quyết công việc nhanh chóng và có tinh thần đồng đội cao. 8 yêu cầu này không phân biệt yêu cầu nào trước, yêu cầu nào sau và tất cả đều quan trọng như nhau.
(Nguồn: VNBranding)