VĂN HÓA DOANH NGHIỆP: “ĐIỂM TỰA” CHO HIỆU QUẢ KINH DOANH

Văn hóa doanh nghiệp đề cập đến các giá trị cốt lõi của một tổ chức, công ty, đó là nơi thể hiện những tiêu chuẩn, niềm tin, và xác định bản chất của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp thường bắt nguồn từ các mục tiêu, chiến lược kinh doanh, hệ thống quản lý và cách tiếp cận các bên liên quan gồm nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, văn hóa doanh nghiệp là một thành phần thiết yếu tạo nên thành công hay thất bại cho bất kỳ doanh nghiệp nào.

Sự thay đổi của văn hóa doanh nghiệp theo quy mô tổ chức

Văn hoá là một thành tố đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp ở mọi quy mô. Văn hóa công ty hiệu quả và lành mạnh có thể giúp tăng mức độ cam kết và năng suất làm việc của đội ngũ nhân viên. Ngược lại, một nền văn hoá doanh nghiệp không lành mạnh sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của công ty hoặc thậm chí gây ra thiệt hại lớn trong kinh doanh.

Nhiều doanh nhân khi bắt đầu tạo ra một doanh nghiệp mới thường có xu hướng phải gánh vác trách nhiệm rất lớn và thường có cách quản lý vi mô. Điều này có thể hợp lý khi công ty đang ở quy mô nhỏ, nhưng khi công ty phát triển và bổ sung thêm nhân viên, cách quản lý độc đoán đã từng giúp chủ doanh nghiệp “sống sót” qua giai đoạn đầu rất có thể trở nên bất lợi. 

Theo nhà tư vấn doanh nghiệp Morty Lefcoe từng chia sẻ trên tờ Nation’s Business, thay vì cố giữ quyền kiểm soát vi mô ở tất cả mọi khía cạnh của công việc, lãnh đạo của các doanh nghiệp nên cố gắng giúp mọi người trong tổ chức hoàn thành công việc bằng cách tập trung vào việc kiến tạo một văn hóa doanh nghiệp thuận lợi và lành mạnh để nhân viên có thể phát huy hết khả năng.

Trong một nền văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, nhân viên sẽ có cảm giác “được thuộc về” và nỗ lực trong việc đóng góp vào thành công chung của tổ chức. Ngược lại, trong một nền văn hoá doanh nghiệp không lành mạnh nhân viên thường cảm thấy cô lập và chỉ tập trung vào nhu cầu riêng của bản thân. Họ chỉ hoàn thành công việc ở mức cơ bản nhất và động cơ chính có lẽ nằm ở tiền lương.

Vì “mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi công ty có một mục tiêu và chiến lược kinh doanh khác nhau, nên văn hóa doanh nghiệp cũng không phải là thứ có thể sao chép lẫn nhau. Có rất nhiều cách để phát triển một nền văn hoá doanh nghiệp hiệu quả, dưới đây là một số nguyên tắc chính mà các chủ doanh nghiệp cần xem xét:

1/ Đối xử công bằng với mọi nhân viên  

Điều này không có nghĩa là các lãnh đạo doanh nghiệp không được trao phần thưởng cho những người xuất sắc, mà với ý nghĩa rằng mọi   sự tương tác nhân viên phải dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.

2/ Quyết định tuyển dụng phải phản ánh được văn hoá doanh nghiệp mong muốn.

Chủ doanh nghiệp khôn ngoan sẽ tuyển dụng những người sẽ đối xử tốt với khách hàng, đồng nghiệp và có tinh thần trách nhiệm cao. Nói cho cùng, “thái độ tốt” là một thành phần thiết yếu của bất kỳ văn hoá doanh nghiệp lành mạnh nào. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp thường được hưởng lợi từ việc có một lực lượng lao động đa dạng chứ không phải kiểu “rập khuôn” đồng nhất.

3/ Giao tiếp hai chiều là điều cần thiết.

Những chủ doanh nghiệp nào biết cách thảo luận vấn đề một cách thực tế với đội ngũ và tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nhân viên trong việc giải quyết vấn đề sẽ biến văn hóa doanh nghiệp trở thành một “tài sản” quan trọng. Vì một khi nền văn hoá có sự tham gia và gắn kết sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững và linh hoạt trước sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.

Trong một bài báo trên tờ Entrepreneur, Robert McGarvey vạch ra một số dấu hiệu cảnh báo khi văn hóa công ty đang gặp vấn đề, bao gồm: tỉ lệ nghỉ việc tăng, khó khăn trong việc tuyển dụng, nhân viên ít tham dự các sự kiện của công ty, giao tiếp thiếu trung thực và không nắm rõ sứ mệnh của công ty, mâu thuẫn giữa nhân viên và quản lý, suy giảm chất lượng và sự hài lòng của khách hàng. Một doanh nghiệp nếu có một hoặc nhiều những dấu hiệu cảnh báo này thì có lẽ đã đến lúc xem xét liệu vấn đề có xuất phát từ văn hóa công ty hay không và tìm hướng giải quyết trước khi quá muộn.

Nguồn: Inc.com


Chương trình đào tạo

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Corporate Culture

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt

và được coi là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp

 

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 376