5 LƯU Ý DÀNH RIÊNG CHO GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT TRONG NĂM 2018

Trong mỗi lĩnh vực riêng biệt, các Giám đốc sản xuất tài năng là người nắm rõ được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trước khi họ nhận ra rằng họ cần dùng đến chúng. Trước tiên là việc đáp ứng được nhu cầu thị trường ở mỗi thời điểm khác nhau, lường trước được những phản ứng của người tiêu dùng. Tiếp theo là cần đến sự phản ứng nhanh và nhạy cảm với những biến đổi của thị trường. Sản phẩm dù là hữu hình hay vô hình cũng là yếu tố chính để khách hàng quyết định trung thành hay bỏ rơi. Những nhạy cảm của Giám đốc sản xuất về thị trường về khách hàng được áp vào các sản phẩm một cách hài hòa nhất. Có 5 điều mà các Giám đốc sản xuất cần lưu ý để làm tốt hơn nữa trong năm 2018.

 

 

#1: Mở đầu bằng câu hỏi tại sao

Ở vị trí của người tạo ra sản phẩm, chính các doanh nghiệp phải thấu hiểu rõ ràng lý do tại sao có sự xuất hiện của chúng. Những thương hiệu đình đám như  Apple, Amazon, Saleforce thấu hiểu và làm được điều này. Những gã khổng lồ ấy đứng lên trên cả những gì họ tạo ra. Các Giám đốc sản xuất là người trực tiếp bị chi phối bởi những nhu cầu trong cuộc sống của khách hàng. “Lý do để khách hàng phải mua sản phẩm này?”, “Tại sao lại là cái này mà không là cái khác”…chính là những câu hỏi mà các Giám đốc sản xuất phải luôn tìm kiếm phương hướng để giải quyết. Và mục tiêu chính là thấu hiểu được khách hàng hơn chính bản họ .

#2. Hơn cả những gì đang có

Không phải đối thủ, khách hàng mới chính là chủ thể chi phối các Giám đốc sản xuất. Đối thủ không là vấn đề quá lớn để phải bận tâm, chính khách hàng mới là yếu tố quyết định tất cả. Không phải chỉ là những giải pháp thay thế, cốt lõi phải là trải nghiệm tốt nhất của khách hàng. Những trải nghiệm của người dùng thay đổi hằng ngày, không thể kiểm soát hay kiềm hãm sự phát triển. Khi mà các sản phẩm mỗi ngày mỗi khác và mang đến sự thích thú, cho khách hàng, buộc lòng những trải nghiệm hiện có của doanh nghiệp cũng phải thay đổi.

 

 

#3. Kiểm tra và đo lường

Một phần của phương pháp Khởi nghiệp tinh gọn chính là sự lặp đi lặp lại của Xây dựng - Đo lường - Nhận biết. Kiểm tra để phát hiện những thiết sót trong sản phẩm từ đó có những cách khắc phục hiệu quả hơn. Các phản hồi từ khách hàng là cơ sở nền tảng cho những thay đổi tiếp theo.

#4. Liên tục đổi mới, liên tục cải tiến

Điều mà các Giám đốc sản xuất tài năng cần tránh mắc phải là ngủ quên trên chiến thắng. Họ luôn phải hiểu rằng, hành trình này chỉ có bắt đầu mà không có kết thúc, vòng tuần hoàn được diễn ra theo chu kỳ vận động. Hôm nay một sản phẩm, một nhãn hàng đứng đầu thị trường nhưng liệu rằng ngày mai vẫn còn ở vị trí ấy? Khách hàng là yếu tố quyết định cho việc này, điều mà các Giám đốc sản xuất muốn hướng đến chính là những trải nghiệm đầy đủ mà các khách hàng nhận được để hướng đến sự hài lòng nhất có thể. Xây dựng sự tin tưởng và tín nhiệm của khách hàng là tránh nhiệm của cả tập thể mà Giám đốc sản xuất phải là người đi đầu trong công việc đó. Những gì khách hàng hài lòng hôm nay chưa chắc là những gì diễn ra vào ngày mai. Trải nghiệm dù tốt đến mấy cũng sẽ bị thay thế bởi trải nghiệm khác tốt bơn. Đối với khách hàng, không có cái gọi là tốt nhất, điều này được cần được ghi nhớ trong suốt cả quá trình thực hiện. Các Giám đốc sản xuất không tiến hành đổi mới hay tối ưu hoá các sản phẩm của mình dễ dàng nhận lấy sự ghẻ lạnh và đào thải của thị trường.

 

 

#5. Đánh giá sự hài lòng của khách hàng

Đối với đánh giá sự hà lòng của khách hàng, thể hiện trên các chỉ số là chưa đủ. Mặc dù về mặt nào đó, các chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng cũng là yếu tố để đánh gía chất lượng sản phẩm hay dịch vụ. Nhưng đó cũng chỉ thể hiện được bề nổi của sự việc, có thể đo lường được sự hài lòng từ khách hàng nhưng lại không thể kiểm soát hay quản lý nó. Không chỉ sử dụng các số liệu  định tính như số điểm đánh giá từ khách hàng, muốn nắm bắt được tình hình thực tế còn cần có sự kết hợp của các biện pháp định lượng thực tế. Thu thập các dữ liệu đánh giá độ hài lòng của khách hàng không chỉ là công việc thời vụ, nó cần có một kế hoạch thực hiện theo chu kỳ liên tục.

Theo Pendo

Chương trình đào tạo

CPO - GIÁM ĐỐC SẢN XUẤT
CPO - Chief Production Officer

Đưa những công nghệ quản lý sản xuất tiên tiến nhất và hiệu quả nhất của các tập đoàn hàng đầu thế giới
vào doanh nghiệp của mình (bất kể là doanh nghiệp lớn, hay vẫn còn ở quy mô vừa và nhỏ).

Hiểu biết sâu rộng về TQM; R&D; SCM; HSSE và mọi khía cạnh Quản trị Sản xuất của CPO toàn diện.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 375