7 CÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÔNG TY

Đội ngũ nhân viên chính là thành phần chính cấu thành nên văn hóa công ty. Mà văn hóa công ty lại là chất kết nối giữa tổ chức và khách hàng.

Theo kết quả báo cáo của Deloitte năm 2012 cho thấy 94% lãnh đạo, 88% nhân viên tin rằng chính nền văn hóa riêng biệt sẽ góp phần làm nên thành công của tổ chức. Và 83% lãnh đạo cùng 84% nhân viên suy nghĩ rằng chính người lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu.

Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các ý nghĩa, giá trị cốt lõi, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của công ty đồng thuận. Nó có ảnh hưởng đến cách thức hành động của các thành viên. Nhưng làm thế nào có thể xây dựng nên nền văn hóa tuyệt vời ấy? 

1. Xem trọng thái độ

Dù nhân viên nằm ở vị trí, độ tuổi hay thâm niên làm việc như thế nào thì điều quan trọng hơn hết chính là thái độ của người đó. Chính thái độ sẽ biết được cá thể đó có phù hợp với văn hóa công ty và có hòa nhập với tổ chức hay không. Nếu một tổ chức sở hữu một mầm móng “xấu” thì việc này có thể gây nên nhiều sai lầm hệ lụy. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần, năng suất của cả đội ngũ, thậm chí của cả tổ chức.

2. Tạo bầu không khí dễ chịu

Không cần phải như công ty Google, nơi có đầy đủ tiện nghi dành cho nhân viên. Cũng không cần phải quan tâm nội thất, trang thiết bị văn phòng khi mà ngân sách công ty vẫn chưa cho phép. Vì tất cả thứ đó chỉ là yếu tố phụ.

Việc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp đầu tiên chính là ở cách sống, cách sinh hoạt và cách giao tiếp giữa mọi người với nhau. Chỉ cần giữ văn phòng sạch sẽ, gọn gàng là đã bước đầu tạo nên môi trường chuyên nghiệp. Nếu công ty đủ mạnh, đủ nhân sự hãy tập trung vào vấn đề này.

 

 

3. Trao quyền cho nhân viên

Việc tin tưởng và trao quyền cho nhân viên để họ chủ động đưa ra quyết định cũng là cách điều hành thông minh, khoa học. Việc này không chỉ cho họ cảm giác có trách nhiệm mà còn tăng kỹ năng phân chia công việc. Hãy đánh giá họ không chỉ qua kết quả công việc mà còn quá trình, nếu quá trình chưa tốt hãy cùng họ bàn bạc và đưa ra hướng giải quyết.

4. Tạo sự hứng thú bất ngờ

Đây có thể là yếu tố mà hiếm công ty nào chú trọng, bởi vì họ cho rằng không hợp với văn phong làm việc. Tuy nhiên, đây có thể nói là cách điều hành “vừa làm vừa chơi”. Tại sao chỉ tổ chức teambuilding trong dịp lễ? tại sao chỉ tổ chức sự kiện thường niên mà không bất ngờ tạo niềm vui cho đội ngũ trong tổ chức. Đó có thể là một hoạt động buổi chiều bất ngờ, một bữa ăn trưa thân mật, hay thậm chí là một ly cà phê miễn phí vào buổi sáng.

5. Tạo thử thách thú vị

Điển hình như ở Small Business BC, họ đã làm rất nhiều thử thách thú vị như Ice Bucket, thử thách thể dục 30 ngày, thi đua làm áo len Giáng sinh hay một giải đấu bóng bàn. Những thử thách thú vị nhỏ này sẽ tạo nên thay đổi lớn trong giao tiếp, giúp mọi người cùng nhau giải trí, giải phóng năng lượng sau những giờ làm việc căng thẳng.

 

 

6. Teambuilding

Dĩ nhiên, văn hóa công ty là không thể thiếu teambuilding. Ngày nay, ngay cả công ty có quy mô nhỏ hay siêu nhỏ cũng áp dụng phương thức này. Đây có thể nói là kim chỉ nam trong việc kết nối giữa các thành viên trong tổ chức. Đó có thể là buổi cắm trại, trượt tuyết, tắm biển, leo núi, đi bảo tàng hay thậm chí một số hoạt động liên quan thiện nguyện. Việc này giúp nhân viên “tái tạo” sự tập trung cũng như nâng cao năng suất lao động hơn.

7. Cung cấp cơ hội trau dồi

Việc học không phải chỉ ở trong môi trường lớp học. Công ty hãy nghĩ về những cách thức để nhân viên chia sẻ kiến ​​thức của họ. Ví dụ, tạo một thư viện sách hoặc khuyến khích học kỹ năng mềm. Không những vậy, công ty nên cung cấp các khóa học ngắn ngày vừa giúp nhân viên tăng nghiệp vụ vừa cải thiện khả năng tiếp thu cũng như nhấn mạnh văn hóa “học” của công ty.

Không phải cứ chi ra chi phí lớn là có thể tạo ra một nền văn hóa độc đáo. Peter F. Drucker, người được mệnh danh là cha đẻ của ngành quản trị hiện đại đã có một câu nói để đời: “Culture eats strategy for breakfast” (tạm dịch: “Văn hóa dùng chiến lược cho bữa điểm tâm). Đây là một câu nói chứa nhiều ẩn dụ, hàm ý tôn rõ tầm quan trọng của văn hóa công ty. Ngày nay yếu tố này, không chỉ là chiếc áo khoác bên ngoài để tô điểm hình ảnh tổ chức mà còn được sử dụng như một công cụ cho quản trị kinh doanh.

Theo Smallbusinessbc

 

 

Chương trình đào tạo

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

Corporate Culture

Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt

và được coi là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp

 

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 376