Báo cáo tài chính gồm những gì? Những điều cần biết 2024

Thông tin tìm thấy trên Báo cáo tài chính của một tổ chức là nền tảng của kế toán doanh nghiệp. Dữ liệu tìm thấy trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ được sử dụng để tính toán các tỷ số tài chính quan trọng, nhằm cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính bao gồm những gì?

Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán gồm tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể.

Tài sản bao gồm:

  • Tiền hoặc khoản tương đương với tiền
  • Tài sản cố định, hàng tồn kho
  • Các khoản phải thu, các khoản đầu tư tài chính
  • Các khoản bất động sản đầu tư
  • Chi phí xây dựng cơ bản đang dở dang
  • Các tài sản khác

Nợ phải trả gồm:

  • Nợ phải trả cho người bán, tiền lương cho người lao động
  • Người mua trả tiền trước, khoản cần trả cho nội bộ về vốn kinh doanh
  • Khoản phải nộp cho Nhà nước
  • Quỹ khen thưởng phúc lợi, khoản tiền dự phòng phải trả
  • Khoản phải trả khác

Nguồn vốn:

  • Vốn của chủ sở hữu
  • Nguồn kinh phí và các loại quỹ khác

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh thể hiện doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Bao gồm:

  • Doanh thu/ doanh thu thuần từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ
  • Lợi nhuận/ lợi nhuận gộp về bán hàng, cung cấp dịch vụ
  • Lợi nhuận thuần từ hợp đồng kinh doanh
  • Chi phí tài chính, bán hàng, quản lý doanh nghiệp
  • Giá vốn hàng hóa
  • Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
  • Chi phí thuế Thu nhập Doanh nghiệp hiện hành
  • Chi phí thuế Thu nhập Doanh nghiệp hoãn lại
  • Lợi nhuận sau thuế Thu nhập Doanh nghiệp
  • Lãi cơ bản dựa trên cổ phiếu, lãi suy giảm trên cổ phiếu
  • Thu nhập khác, chi phí khác, lợi nhuận khác

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thể hiện các luồng tiền tệ vào và ra khỏi doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Bao gồm:

  • Lưu chuyển tiền tệ từ các hoạt động kinh doanh
  • Lưu chuyển tiền tệ từ các hoạt động đầu tư
  • Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính gồm:

Đặc điểm doanh nghiệp: Hình thức sở hữu vốn, lĩnh vực kinh doanh,...

Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp

  • Kỳ kế toán năm, chế độ kế toán áp dụng
  • Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán
  • Hình thức ghi sổ kế toán, phương pháp kế toán hàng tồn kho
  • Phương pháp khấu hao Tài sản cố định đang áp dụng
  • Nguyên tắc ghi nhận chi phí vay/ trả, chênh lệch tỷ giá
  • Nguyên tắc, phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng cần phải trả

Thông tin bổ sung: Các thông tin chi tiết tương tự với bảng cân đối kế toán.

Ngoài ra, báo cáo tài chính còn bao gồm các chú thích và giải thích về các khoản mục trong báo cáo, giúp người đọc hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính bao gồm những gì?

Báo cáo tài chính gồm những loại báo cáo nào?

Tờ khai quyết toán thuế

  • Tờ khai quyết toán thuế Thu nhập Doanh nghiệp
  • Tờ khai quyết toán thuế Thu nhập Cá nhân

Báo cáo tài chính

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bảng thuyết minh BCTC

Phụ lục đi kèm

  • Nghĩa vụ cần thực hiện với Nhà nước
  • Bản thuyết minh BCTC

Báo cáo tài chính gồm những loại báo cáo nào?

Yêu cầu, nguyên tắc khi lập báo cáo tài chính

Yêu cầu

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 trong “Trình bày Báo cáo tài chính”, cần tuân thủ những yêu cầu sau:

  • Trình bày Báo cáo tài chính phải trung thực, chính xác, phù hợp với tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo
  • BCTC cần phản ánh đúng với bản chất kinh tế hơn là hình thức hợp pháp
  • BCTC cần được trình bày khách quan, không mang tính chủ quan, thiên vị
  • BCTC cần tuân thủ nguyên tắc thận trọng
  • Trình bày BCTC đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu

Nguyên tắc

Theo quy định tại Điều 102 Thông tư 200/2014/TT-BTC, cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Nguyên tắc hoạt động liên tục
  • Nguyên tắc cơ sở dồn tích
  • Nguyên tắc nhất quán
  • Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp
  • Nguyên tắc bù trừ
  • Nguyên tắc có thể so sánh

Yêu cầu, nguyên tắc khi lập báo cáo tài chính

Mức phạt khi nộp chậm/ lập báo cáo tài chính sai

Theo Điều 12 Nghị định 41/2018/NĐ-CP, khi nộp chậm/ lập BCTC sai, có thể bị:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Nộp BCTC cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định
  • Công khai BCTC chậm dưới 03 tháng so với thời hạn quy định

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Công khai BCTC không đầy đủ nội dung theo quy định
  • Nộp BCTC cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không đính kèm Báo cáo kiểm toán đối với trường hợp mà Pháp luật quy định phải kiểm toán BCTC
  • Nộp BCTC cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định
  • Công khai BCTC không kèm theo Báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp mà Pháp luật yêu cầu phải kiểm toán BCTC
  • Công khai BCTC chậm từ 03 tháng trở lên so với thời hạn quy định

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Thông tin, số liệu công khai BCTC sai sự thật
  • Cung cấp, công bố các BCTC để sử dụng tại Việt Nam có số liệu không đồng nhất trong một kỳ kế toán

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Không nộp BCTC cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
  • Không công khai BCTC theo quy định.

5. Biện pháp nhằm khắc phục hậu quả: Bắt buộc nộp và công khai Báo cáo kiểm toán đính kèm BCTC đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, d khoản 2 Điều 12.

Mức phạt khi nộp chậm/ lập báo cáo tài chính sai

Báo cáo tài chính bao gồm 4 phần chính, bảng cân đối kế toán sẽ thông qua tính thanh khoản và khả năng thanh toán, trong khi báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh báo cáo khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ liên kết hai điều này với nhau bằng cách theo dõi các nguồn và sử dụng tiền mặt. Cùng với nhau, BCTC truyền đạt tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo thời gian và so với các đối thủ cạnh tranh.

Chương trình đào tạo

TÀI CHÍNH DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
Finance For Leaders

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

ĐỌC HIỂU BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Understanding Financial Statements

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 332