Nhìn từ thách thức của hoạt động Tài chính cốt lõi?

Trong môi trường làm việc với nhu cầu ngày càng tăng, Giám đốc tài chính phải cố gắng hoàn thiện những hoạt động tài chính cốt lõi và tìm cách nâng tài chính lên mức độ chiến lược. Trong đó, những thách thức tồn tại ngay trong quá trình luôn khiến những nhà quản lý phải đau đầu để tìm ra lời giải.

Gián đoạn quy trình trong hoạt động tài chính cốt lõi

Nhà lãnh đạo và quản lý tài chính phải đối đầu với nhiều thách thức về mặt quy trình, được xem như vấn đề nền tảng hay cốt lõi. Vận hành những quy trình này diễn ra không đúng hay hiệu quả. Những quy trình căn bản cần phải xem xét bao gồm: Mua -Thanh toán (Procure – to - Pay); Hợp đồng – Giao nhận (Contract – to - Collection); và Dịch vụ-Xuất hóa đơn (Service – to - Bill). Bên cạnh đó, cũng có những mối lo ngại liên quan đến vấn đề quản lý luồng tiền, các khoản phải thu, hệ thống lẽ ra phải được tự động hóa lại không như thế, hoặc các khoản phải thu không đồng bộ với các khoản phải trả.

Mặt khác, một khía cạnh chính khác của tài chính cốt lõi là tính hòa hợp. Liệu doanh nghiệp có tuân theo Chuẩn mực lập báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS) và các bộ luật khác một cách hiệu quả nhằm tạo ra tính tin cậy với các nhà đầu tư hay không? Bộ phận Tài chính cũng bị cản trở bởi truy cập thông tin. Theo báo cáo gần đây của Trường Quản lý Accenture và Cranfied thuộc Đại học Cranfield, “nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc truy cập dữ liệu. Điều này kết hợp với việc sử dụng bảng tính dạng như Excel của những phần mềm trong nước khiến cho việc theo dõi dữ liệu là không thể.”

Không có khả năng nâng mức độ chiến lược và cung cấp cái nhìn sâu sắc

Trong khi để đạt được những khía cạnh cốt lõi của tài chính thì sự vận hành hoàn hảo là rất cần thiết, doanh nghiệp còn phải đối mặt với thách thức khác: thách thức để nâng tài chính lên mức độ chiến lược. Đây là lúc mà bộ phận tài chính cung cấp lời khuyên, cái nhìn sâu sắc và phân tích chi tiết để tạo ra sự khác biệt giữa các công ty và thu hút lợi nhuận.

Theo một khảo sát mới đây nhất thực hiện bởi Tổ chức Tư Vấn Kinh Doanh IBM, những mảng đem lại giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp bao gồm:

- Hỗ trợ Giám đốc điều hành tạo ra giá trị cổ đông (68%)

- Đo lường và điều khiển hoạt động kinh doanh (65%)

- Quản lý, điều tiết, kiểm soát rủi ro (54%)

Để nâng tài chính lên một vai trò chiến lược hơn, Giám đốc Tài chính cũng phải nhận diện được những chỗ mà quá trình có thể được sửa chữa và tự động hóa, và rồi giám sát công việc đó. Công việc này tạo ra cho Giám đốc Tài chính nhiều rủi ro. Nếu họ thất bại trong cài đặt những tính năng tương đồng và mạnh, hệ thống sẽ không thể nâng cấp được để đáp ứng nhu cầu cao hơn. Và nếu họ chi quá tay hoặc chọn những hệ thống đòi hỏi quá trình cài đặt lâu, họ khó có thể đòi hỏi tỷ lệ hoàn vốn cao. Nhưng một thách thức khác nữa là tránh những hệ thống mà không tương thích được với nhau. Một vài công ty phần mềm đưa ra giải pháp đơn lẻ giải quyết một vấn đề trong đó hướng đến một vấn đề cụ thể theo một cách phức tạp; tuy thế, những sản phẩm này lại không thể dễ dàng tương thích được với những ứng dụng khác trong hệ thống quản lý tài chính.

(Nguồn:  T.RG International)

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH - CFO

(CHIEF FINANCIAL OFFICER)

Từ vị thế và tầm mức khiêm tốn của nền tài chính Việt Nam hiện nay, từ viễn cảnh tương lai của nền tài chính và của nghề quản trị tài chính, từ “chân dung” của một CFO trong thời kỳ mới, Chương trình đào tạo Giám Đốc Tài Chính (CFO) của PACE đã ra đời. Chương trình đào tạo đặc biệt này được PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn với mong muốn được góp sức mình vào mục tiêu chung “Hướng đến thế hệ CFO mới cho cộng đồng doanh nghiệp, thế hệ CFO có khát vọng và có khả năng đua tranh mạnh mẽ về trình độ quản trị tài chính với các đồng nghiệp của mình trên khắp thế giới”.

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 375