3 CÂU HỎI GIÚP “ĐỊNH NGHĨA LẠI LÃNH ĐẠO”

Một nhà lãnh đạo giỏi là người biết động viên và hướng dẫn mọi nhân sự hoàn thành tốt công việc của mình. Nhưng làm thế nào để nhận biết bản thân có phải là nhà lãnh đạo giỏi hay không?

Có thể dựa trên những ý kiến đóng góp trực tiếp hay gián tiếp từ những cộng sự thân thiết hoặc các giám đốc trong bộ C và sau đó tự đánh giá lại bản thân từ cách điều hành tới cách sống. Tại sao phải làm như vậy? Với tốc độ phát triển thời đại ngày càng nhanh nên một lãnh đạo theo kịp xu hướng sẽ không chỉ nâng cao giá trị bản thân mà còn là tấm gương giúp nhân viên tự hoàn thiện mình. Đây cũng chính là chiến lược điều hành mà không phải lãnh đạo nào cũng biết.

Với 3 câu hỏi dưới đây, cũng là thêm một kênh đánh giá giúp cho CEO dễ dành biết ưu và khuyết điểm bản thân để nhanh chóng cải thiện hơn:

Có dám trao quyền cho người khác?

Richard Lorenzen, giám đốc điều hành của Fifth Avenue Brands đã trao đổi với tạp chí Business News Daily rằng: “Là một nhà lãnh đạo thì tài sản quan trọng nhất chính là sức ảnh hưởng tới người khác, đặc biệt là tới những cộng sự, đồng nghiệp trong công ty. Nếu không có sức ảnh hưởng thì người lãnh đạo ấy không thể thúc đẩy nhân viên mình đạt được mục tiêu hoàn toàn được. Vậy làm thế nào để có được sức ảnh hưởng? Chính là thông qua việc tin tưởng và dám trao quyền cho họ để giúp họ tự kiểm soát chất lượng công việc hiệu quả hơn”.

Ông cũng cho biết thêm việc đo lường sự ảnh hưởng của mình chính là thước đo hiệu quả để giúp hoàn thiện vai trò một CEO. “Tất cả các nhà lãnh đạo cần phải dành ít nhất khoảng thời gian nhất định để tự xem lại bản thân thông qua những thông tin phản hồi mà họ nhận được. Hãy xây dựng thói quen nhìn nhận lại bản thân liệu mình chưa tốt ở điểm nào để mà cải thiện. Bên cạnh đó, tích cực trao đổi trò chuyện nhiều hơn với cộng sự để có thể hiểu thêm những khó khăn mà họ đang gặp phải trong công việc. Chính sự luôn thấu hiểu và đồng cảm sẽ hình thành hình ảnh đáng tin trong lòng nhân viên của tổ chức”, ông nói.

Moe Glenner, chuyên gia lãnh đạo và tác giả PlusChange: Genesis of Innovation, bình luận thêm rằng: “Sự trao quyền này cũng có thể liên quan dến sự công bằng và tính minh bạch. Đây là cách thức quản lý hiệu quả không chỉ giúp tăng năng suất mà còn tăng giá trị về mặt con người – sự tin tưởng”.

 

 

Nhà lãnh đạo ảnh hưởng tới cộng sự ra sao?

Như đã nói phía trên, việc trao quyền là rất quan trọng nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất trong phong cách điều hành của lãnh đạo. S. Chris Edmonds, người sáng lập kiêm CEO The Purposeful Culture Group nói rằng: “Hãy nên xem lại thái độ cư xử với nhân viên. Bởi thông qua những lời khuyến khích, động viên hay góp ý tích cực sẽ giúp nhân viên cảm thấy tin cậy, tôn trọng và luôn có động lực làm việc nhiều hơn. Người lãnh đạo cũng biết hoạch địch rõ ràng kế hoạch, nhiệm vụ và quá trình đóng góp của nhân viên mình. Cung cấp cho họ những khóa đào tạo, kỹ năng ngoài những hoạt động mang tính cộng đồng như teambuilding, vui chơi…,để giúp họ vừa “tái tạo” năng suất mà còn bổ sung năng lực chuyên môn”.

Để biết chính xác điều nhà lãnh đạo làm có tốt hay không chính là nhìn vào “kết quả” mà nhân viên họ có được chứ không phải nhìn từ quy trình. Quy trình tốt mà kết quả không có thì cũng không đem lại lợi ích gì. “Các lãnh đạo hay quản lý cấp cao cần phải luôn quan sát, theo dõi mọi hoạt động của nhân viên mình. Chính từ cách nhìn này sẽ giúp nhà lãnh đạo linh động cải thiện việc điều hành cũng như cân chỉnh chiến lược sao cho xác đáng và đem lại hiệu quả cho đôi bên”, ông nói thêm.

Mục tiêu cuối cùng của lãnh đạo là gì và làm thế nào để đạt mục tiêu đó?

Khi trở thành nhà lãnh đạo, đương nhiên với khối lượng công việc khổng lồ thì họ còn phải chịu trách nhiệm cho các hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp. Đó là lý do vì sao nói vị trí này rất quan trọng.

Jennifer Lemcke, giám đốc điều hành của Weed Man USA đồng ý nhận định trên: “Cho dù đó là mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn thì việc lãnh đạo chính là cân – đo – đong – đếm công việc, nhiệm vụ để phân chia cho cấp dưới. Bản thân lãnh đạo là người cầm trịch đằng sau nên phải có cái nhìn tổng quát và đặt lợi ích chung lên hàng đầu”.

 

 

Jay Deakins, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành của công ty Deacom thì lại lưu ý rằng: “Đừng xem thường những công việc bổ trợ bởi điều này không chừng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình quản trị của lãnh đạo. Không những vậy, lãnh đạo cũng phải luôn nắm được thông tin, thời gian tiến độ hoàn thành mục tiêu thông qua những cuộc họp, thảo luận để cùng nhau đưa ra phương hướng giải quyết nhanh nhất có thể”.

Nếu người lãnh đạo chưa giỏi hay vẫn còn vài khuyết điểm thì nên cải thiện bằng cách trau dồi kiến thức thông qua những khóa học đào tạo chuyên sâu. Lãnh đạo học để tạo giá trị cho bản thân cũng chính là để tăng giá trị tài sản vô hình cho doanh nghiệp. Qua việc không ngừng trau dồi, học hỏi, lãnh đạo sẽ tích lũy được nhiều kiến thức để kinh doanh bài bản, chuyên nghiệp và theo kịp những thay đổi của thời đại, của sức ép cạnh tranh. “Thực học” gần như đã là bản năng với mỗi người lãnh đạo.

Theo Business news daily



Chương trình đào tạo

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Chief Executive Officer (CEO)

Lời giải cho bài toán “quốc tế hóa trình độ”
nguồn nhân lực quản lý và lãnh đạo ở Việt Nam

Vui lòng xem thêm thông tin chi tiết về chương trình tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 319