Lợi nhuận sau thuế là gì? Công thức & cách tính LNST

Lợi nhuận sau thuế là một chỉ số quan trọng và quen thuộc trên các báo cáo tài chính, phản ánh tình trạng hoạt động kinh doanh. Bằng cách tính lợi nhuận sau thuế chính xác, doanh nghiệp có thể đánh giá, xây dựng kế hoạch kinh doanh và ra quyết định đầu tư phù hợp. 

Lợi nhuận sau thuế là gì?

Lợi nhuận sau thuế (Tiếng Anh là: Profit After Tax, ký hiệu: PAT) là khoản lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ các chi phí, bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây cũng là căn cứ để ban lãnh đạo chia cổ tức cho cổ đông, tái đầu tư hoặc sử dụng cho các mục tiêu phát triển khác. Nó cũng là chỉ số tài chính quan trọng phản ánh sự bền vững và tiềm năng phát triển dài hạn của doanh nghiệp, góp phần thu hút đầu tư và tạo niềm tin cho các bên liên quan.

lợi nhuận sau thuế là gì
Lợi nhuận sau thuế là khoản lợi nhuận thu được sau khi trừ đi tất cả chi phí hoạt động và thuế đã nộp cho nhà nước

Cách tính lợi nhuận sau thuế

Lợi nhuận sau thuế thu nhập của doanh nghiệp được tính theo công thức:

Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu - Tổng chi phí - Thuế thu nhập doanh nghiệp

  • Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất
  • Thu nhập chịu thuế = Thu nhập chịu thuế - Thu nhập được miễn thuế - Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định
  • Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

Trong đó:

  • Tổng doanh thu: Là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ hoặc từ các nguồn thu khác trong 1 năm tài chính.
  • Tổng chi phí: Là tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm đó.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Là khoản thuế mà doanh nghiệp phải đóng cho Nhà nước dựa trên lợi nhuận trước thuế, bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa hoặc dịch vụ, và các nguồn thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Ví dụ minh họa:

Giả sử doanh nghiệp ABC có:

  • Doanh thu: 100.000.000 đồng
  • Tổng chi phí: 80.000.000 đồng
  • Thuế suất thu nhập doanh nghiệp: 20%

Như vậy: 

  • Lợi nhuận trước thuế = 100.000.000 - 80.000.000 = 20.000.000 đồng.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp = 20.000.000 * 20% = 4.000.000 đồng.
  • Lợi nhuận sau thuế = 20.000.000 - 4.000.000 = 16.000.000 đồng.

Ý nghĩa của lợi nhuận sau thuế

Đối với nhà quản lý, lợi nhuận sau thuế là cơ sở để đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý, tối ưu hóa hoạt động và nâng cao hiệu suất. Đối với cổ đông và nhà đầu tư, nó cung cấp cái nhìn thực tế về tình hình tài chính của doanh nghiệp, hỗ trợ trong việc đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Hơn nữa, lợi nhuận sau thuế còn là yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Khi doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận, giá cổ phiếu có xu hướng tăng theo. Do đó, các nhà đầu tư thường xuyên theo dõi tỷ suất lợi nhuận sau thuế để đánh giá khả năng duy trì và cải thiện thu nhập của doanh nghiệp theo thời gian.

ý nghĩa lợi nhuận sau thuế
Chỉ số lợi nhuận sau thuế có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư và các bên liên quan khác

Các yếu tố tác động đến lợi nhuận sau thuế

Thông qua công thức tính lợi nhuận sau thuế trên, có thể xác định, lợi nhuận sau thuế bị tác động bởi 3 yếu tố chính là:

Chi phí vận hành

Chi phí vận hành bao gồm các khoản như chi phí sản xuất, Marketing, nhân sự, chi phí quản lý,.... Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần tập trung vào việc kiểm soát và tối giản các chi phí này mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ. Chi phí vận hành càng thấp thì lợi nhuận trước thuế càng cao, từ đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng lên. 

Giá gốc sản phẩm

Doanh nghiệp cần tối ưu hóa chuỗi cung ứng, quản lý tốt nguồn nguyên liệu và tìm kiếm các phương thức sản xuất hiệu quả hơn để giảm giá gốc sản phẩm. Việc giảm giá gốc nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận sau thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

Đây là khoản chi phí bắt buộc mà doanh nghiệp phải đóng cho Nhà nước dựa trên lợi nhuận trước thuế. Thuế suất càng cao thì lợi nhuận sau thuế càng giảm. Ngược lại, nếu doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi về thuế, chẳng hạn như áp dụng thuế suất ưu đãi cho các ngành nghề đặc thù hoặc khu vực kinh tế trọng điểm thì sẽ giúp tối đa hóa lợi nhuận sau thuế. Doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định thuế, cập nhật các chính sách ưu đãi để có thể giảm thiểu khoản thuế phải nộp một cách hợp pháp.

yếu tố tác động đến lợi nhuận sau thuế
Các khoản phí sản xuất, vận hành càng cao sẽ làm giảm đi lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

Nguyên tắc chia lợi nhuận sau thuế đúng quy định

Căn cứ theo Điều 69 của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty chỉ được chia lợi nhuận cho các thành viên sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm thanh toán đầy đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn trả sau khi chia lợi nhuận.

Theo đó, một số nội dung cần phân chia từ lợi nhuận sau thuế như:

  • Phân chia lợi nhuận cho các nhà đầu tư theo đúng các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng ký kết.
  • Trích lập quỹ dự phòng tài chính để đảm bảo an toàn trong trường hợp có rủi ro phát sinh.
  • Dành một phần lợi nhuận để bổ sung vào các quỹ đặc biệt theo quy định của doanh nghiệp và pháp luật.
  • Trích tối đa 30% lợi nhuận sau thuế vào quỹ đầu tư phát triển công ty.
  • Trích lập quỹ khen thưởng và phúc lợi xã hội nhằm khuyến khích và đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong doanh nghiệp.
  • Dành một phần lợi nhuận cho quỹ khen thưởng dành cho ban quản lý doanh nghiệp và kiểm soát viên.
  • Sau khi hoàn thành các khoản trích lập trên, phần lợi nhuận còn lại sẽ được phân chia cho các thành viên hoặc chia cổ tức cho các cổ đông.

nguyên tắc chia lợi nhuận sau thuế
Việc chia lợi nhuận sau thuế cần tuân thủ theo các quy định của pháp luật và điều lệ công ty

Lợi nhuận sau thuế là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó phản ánh không chỉ mức độ thành công trong việc quản lý chi phí và doanh thu mà còn cho thấy khả năng tối ưu hóa các yếu tố thuế vụ. Để cách tính lợi nhuận sau thuế chính xác, doanh nghiệp cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thuế suất, chi phí hợp lý và chính sách khấu trừ. 

Chương trình đào tạo

TÀI CHÍNH DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
Finance For Leaders

Khóa học tài chính dành cho lãnh đạo tại PACE giúp nhà quản lý góc nhìn tổng quan về tài chính và biết cách hoạch định, tổ chức quản trị tài chính doanh nghiệp hiệu quả.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Chương trình đào tạo

KẾ TOÁN DÀNH CHO LÃNH ĐẠO
Accounting For Leaders

Khóa học Kế toán dành cho lãnh đạo tại PACE
giúp học viên tổ chức và quản trị một bộ máy kế toán,
biết cách đọc, hiểu và phân tích những báo cáo tài chính do kế toán soạn lập.

Học kế toán để LÀM kế toán phải mất 4 năm đại học, nhưng nếu học kế toán để QUẢN LÝ kế toán và SỬ DỤNG kế toán thì chỉ mất khoảng 2 tuần.

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 367