Lãnh đạo thì cô đơn?

Cô đơn trên đỉnh núi cao buồn bã đổ bóng dài xuống phía trước; cô đơn sau chiếc bàn lớn ngổn ngang giấy tờ, báo cáo, tài liệu; cô đơn trên bục thuyết trình trước đám đông nhân viên đang trong cuộc họp nhưng chẳng khác gì ong vỡ tổ… Hình ảnh lãnh đạo doanh nghiệp thường được “vẽ” như vậy trên truyền thông, trong suy nghĩ và quan niệm của xã hội.

Lãnh đạo thì cô đơn? Điều này có thể đúng và cũng có thể không đúng!

Cô đơn giữa chốn đông người

Cô đơn nghĩa là có những điều không thể chia sẻ cùng ai, không ai hiểu được mình, đơn độc trên con đường tới đích mặc dù xung quanh là một đám đông hùng hậu luôn có vẻ sẵn sàng “vì sếp, vì sự phát triển của công ty”!

“Làm sếp thì phải cô đơn!” - mặc định này được nhiều người chấp nhận một cách tự nhiên. Họ cho rằng nó là đương nhiên vì vị trí, mối quan tâm, mục tiêu của Sếp và của nhân viên là khác nhau, nếu như không muốn nói là có một khoảng cách xa, thậm chí nhiều khi đối nghịch nhau. Đó là chưa nói đến việc vì sự tồn vong của công ty và của chính chiếc ghế lãnh đạo, có không ít chuyện sếp không thể chia sẻ cùng ai, để rồi phải đơn độc, phải khó nhọc “sống để dạ, chết mang đi”.

Cô đơn thì không thể là lãnh đạo!

Lãnh đạo (leader), hiểu nôm na, là người có nhiều người theo (follower). Không có người theo thì không thể gọi là lãnh đạo được. Muốn vậy, người lãnh đạo đòi hỏi phải hội tụ nhiều yếu tố, trong đó, chẳng hạn như là như đồng hành (dẫn dắt, cùng với nhân viên “chinh phục đỉnh núi”), đồng cảm (chia sẻ và được chia sẻ), đồng chí (cùng chí hướng, mục tiêu để hướng tới), đồng hệ (cùng chia sẻ với nhau một hệ giá trị, lẽ sống).

Thực tế ở nhiều doanh nghiệp cho thấy nhiều người giỏi sau một thời gian gắn bó thì “nhảy” việc khi mà dường như lương bổng, điều kiện làm việc đều không có vấn đề gì. Tại sao vậy?

Bởi vì, mong muốn của “người giỏi” khác với “người thường” ở ít nhất 3 điểm: (1) Họ muốn đi theo một “nhà lãnh đạo” (leader) chứ không muốn đi theo một “ông sếp” (boss); (2) Họ có thể dễ dàng từ bỏ một công việc (job) nhưng rất khó từ bỏ một sứ mệnh (mission) mà họ đã theo đuổi; (3) Họ có thể dễ dàng rời bỏ một tổ chức (organization) chứ không bao giờ rời bỏ một đội ngũ (team) mà họ đã là một phần không thể thiếu của đội ngũ đó.

Như vậy, với người đứng đầu, cô đơn hay không cô đơn là tùy thuộc vào cách thức họ điều hành doanh nghiệp và hành xử với nhân viên và. Họ sẽ không bao giờ đơn độc nếu thực sự là lãnh đạo (chứ không phải sếp); trao cho nhân viên sứ mệnh (chứ không phải công việc thuần túy); kiến tạo một đội ngũ (chứ không phải duy trì một đám đông).

Họ sẽ không bao giờ cô đơn nếu đồng hành với những ý tưởng cao đẹp” (nguyên văn “They are never alone that are accompanied with noble thoughts”) - triết lý nổi tiếng này là của văn hào Anh Philip Sidney (1554 - 1586), đại biểu kiệt xuất của văn học Phục Hưng, được khắc ghi ở đại sảnh của Thư viện Quốc hội Mỹ (thư viện lớn nhất thế giới) tại Washington, D.C. Nhắc nhở của tiền nhân cũng là bí quyết của những nhà lãnh đạo không cô đơn: Luôn trao sứ mệnh cao đẹp nhưng thực tế và đồng hành cùng đội ngũ của mình để hiện thức hóa sứ mệnh đó.

Nguồn Sổ tay Doanh trí" của PACE, số ngày 12/07/2011, đã được phát hành trên báo Tuổi Trẻ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH - CEO

(CHIEF EXECUTIVE OFFICER)

Trong số hơn 110 chương trình đào tạo mà PACE đã và đang triển khai thành công trong suốt hơn một thập niên qua, Chương trình đào tạo Giám Đốc Điều Hành (CEO) là một trong số 5 chương trình đào tạo đặc biệt nhất do PACE nghiên cứu, thiết kế và biên soạn theo mô hình quản trị chuyên biệt của PACE. Chương trình này cũng nhằm góp phần "khởi đầu cho một thế hệ CEO mới" của Việt Nam, đồng thời, tiếp tục đồng hành cùng Doanh giới Việt Nam trên chặng đường “quốc tế hóa trình độ nguồn nhân lực cao cấp” (nhất là nhân lực quản lý và nhân lực lãnh đạo).

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377