Phương pháp đo lường hiệu quả lãnh đạo

 

 

Tác giả bài viết là Asha Saxena, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Tập đoàn Future Technologies.

Bằng cách sử dụng các dữ liệu, bạn sẽ xây dựng nên một mối liên hệ chặt chẽ giữa các khía cạnh khác nhau trong công việc của mình với những thang đo liên quan, điều này hỗ trợ bạn có thể điều hành nhóm bạn tốt hơn, giải quyết các vấn đề xảy ra hiệu quả hơn và giúp công ty của bạn khai thác hết tiềm năng của nó.

Tuy nhiên để có thể biết được loại thang đo nào phù hợp để đáp ứng cho công việc của bạn, bạn cần phải xác định được đúng loại công cụ và phương pháp sẽ sử dụng. Dưới đây là 7 lời khuyên hữu ích để giúp cho nhóm của bạn trở nên hiệu quả hơn:

1. Đo lường mọi thứ có thể

Bạn nên đo lường mức độ hiệu quả tài chính của công ty bạn và đưa các chỉ tiêu tài chính khác vào trong mục tiêu hàng ngày dành cho nhân viên của bạn, tuy nhiên, bạn cũng cần phải xem xét công việc kinh doanh của mình dưới các góc nhìn khác nữa.

Để cho các thang đo phục vụ tốt cho công việc của bạn, bạn cần theo dõi và phân tích mối liên quan giữa các mục tiêu bán hàng và mục tiêu marketing cũng như theo dõi mức độ thể hiện văn hoá của nhóm của bạn, mức độ thoả mãn nhân viên và xu hướng phát triển trong thị trường.

2. Tự đánh giá

Một vài thang đo hữu hiệu có thể đến từ công tác tự đánh giá bản thân dựa trên mức độ hiệu quả và đáp ứng công việc của chính mình. Tự đánh giá chính mình có thể là một điều khá khó khăn nhưng tự đào sâu và hiểu thêm về mình có thể giúp bạn phát hiện đâu là điểm yếu của bản thân trong công việc, một bản đánh giá khách quan và trung thực về bản thân cũng có thể khích lệ nhân viên của bạn làm điều tương tự.

3. Đầu tư

Để trở nên hoàn hảo, một phương pháp đánh giá tổng quá cho toàn công ty có thể tốn khá nhiều tiền nhưng nó lại mang lại hiệu quả đầu tư lớn. Hãy đầu tư vào con người, công nghệ và quy trình, đây là 3 tiêu chí cơ bản để đo lường thành công.

Hãy trao cho nhân viên của bạn các công cụ và thời gian cần thiết để thực hiện việc đo lường, thông qua các việc như cung cấp các bảng khảo sát, tạo ra các bảng biểu theo dõi một cách sáng tạo và tổ chức các buổi họp đánh giá.

4. Làm cho các kết quả đo lường trở nên dễ nhìn thấy hơn

Cách tốt nhất và thông thường nhất để kết nối tất cả thành viên trong nhóm với các thang đo có ý nghĩa của công ty là làm cho các thang đo trở nên nhìn thấy được. Tại công ty của tôi, mỗi bộ phận có một bảng phân tích trực quan cùng với các thẻ điểm, những thứ này để hiển thị các mục tiêu trọng yếu và cho thấy cách mà tổ chức đang thực hiện các nhiệm vụ quan trọng đó.

Làm cho các thang đo trở nên nhìn thấy được sẽ động viên mức độ thanh bạch và tăng động lực cho nhân viên một cách đáng kể.

5. Tổ chức các buổi họp thảo luận và chia sẻ

Các thang đo sẽ vô dụng nếu chúng không mang lại sự thay đổi và tăng trưởng cho công ty của bạn. Công ty của tôi thường tổ chức các buổi họp chia sẻ hàng tuần để thảo luận tập trung vào cách đo lường hoạt động của công ty. Những cuộc họp như vậy giúp nhân viên có thể phát triển thói quen phản hồi định kỳ và trực tiếp vào các thang đo của công ty và có thể sử dụng được các thông tin có liên quan.

6. Sử dụng các bảng khảo sát

Để việc đo lường trở thành một nét văn hoá trong công ty của bạn không cần phải thực hiện một cuộc điều tra phức tạp. Phân phối các bảng khảo sát đầy đủ đến các nhân viên (hoặc có thể là khách hàng) có thể cung cấp một vài thông tin về mức độ hài lòng và không hài lòng của nhân viên, và bạn có thể sử dụng chúng để thực hiện để cải thiện tình hình.

7. Kết nối nhân viên

Bạn không thể giữ các các thang đo lường cho chính mình hoặc chỉ chia sẻ với một vài người đừng đầu trong nhóm. Cách tốt hơn cả để giúp cho công việc kinh doanh của bạn là cung cấp cho tất cả thành viên để phản hồi lại kết quả kinh doanh của công ty. Với cách làm này, bạn sẽ mang lại cho mọi người sự tin cậy trong công việc, mang đến nhiều động lực hơn để các nhân viên cảm thấy mình là một phần của công ty và đưa ra các quyết định sáng suốt hơn.

Thông qua việc để các thành viên trong nhóm có được các thang đo cần thiết và đầu tư thời gian một cách sáng suốt vào trong việc phân tích và tìm kiếm, bạn có thể chuyển các dữ liệu này vào thành quy trình. Điều này để tạo nên một cách để truyền tải thông tin về những gì công ty bạn đang làm và nó liên quan đến hoạt động của các bộ phận như thế nào. Nó không chỉ quan trọng đối với nhân viên mà còn quan trọng với chính bạn trong vai trò người lãnh đạo.

(Theo Cafebiz.vn)


THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG

(BALANCED SCORECARD)

Khái niệm Balanced Scorecard (còn gọi là “Thẻ Điểm Cân Bằng”) lần đầu tiên được giới thiệu rộng rãi là vào năm 1992, thông qua một bài viết nổi tiếng của hai tiến sỹ Kaplan và Norton trên tạp chí Harvard Business Review (một diễn đàn đặc biệt của các tư tưởng gia quản trị hàng đầu thế giới). Và từ đó, Balanced Scorecard (BSC) đã tạo nên một cuộc cách mạng sâu rộng trên toàn thế giới về phương pháp hoạch định và triển khai chiến lược, cũng như về phương pháp đo lường kết quả công việc. Việc áp dụng BSC đã giúp các tổ chức thiết lập được hệ thống quản lý hữu hiệu hơn để không chỉ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ mà còn bảo đảm được tính bền vững trong phát triển.

Vui lòng tìm hiểu thêm tại: http://www.balancedscorecard.vn/

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 377