TẠI SAO BALANCED SCORECARD KHÔNG PHẢI LÀ CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG KPI?

Các vấn đề phổ biến của Thẻ Điểm Cân Bằng

Rất nhiều tổ chức đã đưa ra những lời chỉ trích về Thẻ Điểm Cân Bằng rằng nó đã không giúp doanh nghiệp họ phát triển một bộ KPI có ý nghĩa để thúc đẩy nhân viên hoàn thành các mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp. 

Những người triển khai Thẻ Điểm Cân Bằng nhận ra rằng họ đã quá tập trung vào các chỉ số đo lường hiệu suất trong các mục tiêu hữu hình mà vô tình “lãng quên” các mục tiêu vô hình trong thẻ điểm của mình, cũng như không thể đo lường hiệu suất. Vậy nguyên nhân của điều này là gì?

 

 Thẻ Điểm Cân Bằng rằng nó đã không giúp doanh nghiệp họ phát triển một bộ KPI có ý nghĩa 

Thẻ Điểm Cân Bằng không nhấn mạnh kết quả so với chiến lược

Những viên gạch nền cơ bản của Thẻ Điểm Cân Bằng là:

  1. Bốn khía cạnh về tài chính, khách hàng, các quá trình kinh doanh nội tại và học tập, khả năng tăng trưởng;
  2. Chiến lược liên kết với mỗi khía cạnh doanh nghiệp;
  3. Thước đo liên kết chiến lược. 

Hầu như, mọi người đều mô tả chiến lược theo những hành động mơ hồ. Chính vì thế, họ đo lường những gì thuộc phạm trù dễ đo lường như tiến độ hoạt động, mốc mục tiêu hoặc bất kỳ điều gì liên quan đến dữ liệu. Trong khi đó, thước đo mục tiêu lại tập trung vào những hoạt động như “phát triển thị trường mục tiêu” và “nâng cao năng lực nhân viên” thay vì kết quả. 

Thẻ điểm cân bằng không đưa ra từng bước để đo lường kế hoạch

Bên cạnh những quy tắc, Thẻ điểm cân bằng còn đưa ra ý tưởng để ứng dụng các đơn vị đo lường cho từng chiến dịch cụ thể theo bốn khía cạnh: chức năng, thương hiệu, hình ảnh và mối quan hệ. 

Tuy nhiên, trong mỗi tổ chức, các thuật ngữ này sẽ được định nghĩa khác nhau để phù hợp với văn hóa và con người trong tổ chức. Chính vì thế, thay vì sao chép, các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp cần tham khảo có chọn lọc nhằm đo lường hiệu quả hơn. Điều này sẽ mất một khoảng thời gian cân nhắc để mở rộng tầm nhìn về kết quả cần được đo lường, cũng như nội lực để vượt qua những định kiến như “cái này làm sao mà đo lường được” hay “chúng ta làm gì có dữ liệu mà đo lường”.

Thẻ điểm cân bằng không thể hiện quá trình hoàn thành mục tiêu

 Việc phổ biến Thẻ điểm cân bằng với các phép đo lường như một minh chứng về sự rõ ràng và dễ ứng dụng của các quy trình này. Bạn chọn một vài KPI về nhân sự, marketing, CRM,... để chuyển sang bộ phận IT xây dựng báo cáo. Tuy nhiên, bạn lại đưa ra thông tin quá sơ sài theo kiểu “Thêm việc duy trì khách hàng vào thẻ điểm”.

Do đó, bạn không thể ngó lơ các chi tiết tạo ra sự khác nhau giữa việc đo lường những điều dễ dàng và những điều nên được đo lường. Có rất nhiều điều chi tiết để đo lường như mức độ trung thành của khách hàng. Nó cần được rút ra thành một định nghĩa đầy đủ để từ đó đưa ra các biện pháp giúp chiến lược thành công.

Vậy, có phải tất cả Thẻ điểm cân bằng đề “vô dụng”?

 Câu trả lời là không – không phải tất cả các thẻ điểm cân bằng đều “vô dụng” – nó là một khởi đầu nghiêm túc của việc đo lường hiệu quả trong doanh nghiệp toàn cầu. Thẻ điểm cân bằng như một tấm bản đồ để liên kết những hoạt động hàng ngày trong doanh nghiệp với chiến lược, mục tiêu dài hạn bằng những cuộc trò chuyện về định hướng chiến lược. Nó không chỉ thực hiện nhiệm vụ đo lường hiệu suất mà còn về phương pháp thực thi.

Để đo lường hiệu suất hiệu quả thì Thẻ điểm cân bằng không thể hoạt động đơn lẻ mà những nhà lãnh đạo còn phải kết hợp với tư duy đo lường. Nhằm đảm bảo tạo ra các Thẻ điểm thành công, hãy kết hợp các ý tưởng về chiến lược chuyển đổi của Thẻ điểm cân bằng cùng với quy trình đo lường hiệu suất có chủ ý.

 

Nguồn: Kpilibrary 

 

Chương trình đào tạo

KPI - XÂY DỰNG HỆ THỐNG KPI
KPI - Building KPI System

Hiểu sâu về KPI và vai trò của KPI
đối với công tác quản trị doanh nghiệp nói chung
và công tác quản trị nhân sự nói riêng

Vui lòng xem thông tin chương trình
tại đây

Bài viết được quan tâm

Bài viết mới nhất

Trang trên 376